Page 427 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 427

HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG...                  425


                           chuẩn bị về mọi mặt để đưa phong trào cách mạng chuyển sang

                           cao trào 1936 - 1939.
                                Tháng 11/1937, Lê Hồng Phong bí mật về Sài Gòn, cùng
                           Trung ương, tích cực chỉ đạo việc thực hiện chủ trương chiến

                           lược mới của Ðảng.
                                Ngày 22/6/1939, Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt

                           lần thứ nhất tại Chợ Lớn và kết án sáu tháng tù giam. Ngày
                           23/12/1939, chúng  đưa  đồng chí về quản thúc tại quê nhà  ở
                           Nghệ An. Ngày 20/01/1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần

                           thứ hai, giam tại Khám Lớn, Sài Gòn; cuối năm 1940, chúng đày
                           đồng chí ra Côn Ðảo. Tại đây, biết Lê Hồng Phong là nhân vật
                           quan trọng của Ðảng, thực dân Pháp tìm mọi cách tra tấn, hành

                           hạ rất dã man. Ðồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, không
                           khai báo một lời, đồng thời tích cực vận động và chỉ đạo anh
                           em tù đấu tranh chống địch đánh đập, chống lại những luật lệ

                           hà khắc của nhà tù. Sức khỏe suy kiệt dần vì đòn thù và bệnh
                           tật, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 06/9/1942

                           sau khi đã nhắn lại “Nhờ các đồng chí báo cáo với Ðảng rằng:
                           cho  đến hơi thở cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn tin tưởng  ở
                           thắng lợi vẻ vang của cách mạng” .
                                                               1
                                Bốn mươi tuổi đời, hai mươi năm hoạt động cách mạng
                           liên tục, oanh liệt và đầy nhiệt huyết, đồng chí Lê Hồng Phong

                           đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang
                           của Ðảng và dân tộc. Ðồng chí đã để lại tấm gương sáng về đạo
                           đức cách mạng, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, suốt đời

                           hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân,


                           ____________
                              1. Lê Hồng Phong:  Người cộng sản kiên cường (Hồi ký),  Nxb. Chính trị
                           quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.15.
   422   423   424   425   426   427   428   429   430   431   432