Page 445 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 445
MUỐN NGHE ĐƯỢC NHIỀU HƠN VÀ HỌC TẬP NHIỀU HƠN 443
mà các nước ASEAN đang khởi động và tích cực thúc đẩy đàm
phán để sớm ký kết với Trung Quốc. Ngoài ra, chúng tôi còn có
thỏa thuận chung. Năm ngoái, tháng 10/2011, hai bên đã trình
bày đầy đủ lập trường và thống nhất ra một bản thỏa thuận về
sáu nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề tranh chấp trên
Biển Ðông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thỏa thuận này đã
được công khai trên toàn thế giới, chúng tôi rất nhất trí và tuân
theo bản thỏa thuận này. Ðương nhiên, lúc này, lúc khác có thể
có sự việc cụ thể này, sự việc cụ thể khác - đó là điều khó tránh
khỏi. Giữa hai nhà hàng xóm láng giềng cũng có những lúc
không hài lòng với nhau. Ngay trong một gia đình, như chúng
tôi đã nói với các bạn Trung Quốc, hai vợ chồng có khi còn cãi
nhau; “chồng bát còn có khi xô” - Việt Nam chúng tôi có câu
tục ngữ như vậy; thì phải giải quyết một cách êm thấm vì lợi
ích của mỗi bên, vì lợi ích của khu vực và trên thế giới. Ðây là
chủ trương, quan điểm nhất quán của chúng tôi và mong các
nước ASEAN thông cảm, chia sẻ và hành động theo phương
hướng này.
Phóng viên báo của Nhật Bản: Ngài đánh giá như thế nào về
tranh chấp của Nhật Bản với Trung Quốc chung quanh quần đảo
Senkaku mà Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư...?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ðây là quan hệ giữa
Nhật Bản với Trung Quốc thì có lẽ bạn hỏi Nhật Bản, Trung Quốc
hay hơn là hỏi tôi. Vì không ai biết mình bằng những người
trong cuộc. Tôi nói ở đây cũng có thể nói được, nhưng võ đoán,
được lòng ông này mất lòng ông kia, thì không tiện. Bạn thông
cảm cho.
Học giả đến từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu:
Việt Nam cũng như các nước Ðông Nam Á có chiến lược như thế
nào để đối mặt với tình trạng đô thị hóa đang diễn ra ngày càng