Page 508 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 508
506 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03
của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ khác của công tác xây dựng
Đảng; gắn công tác xây dựng Đảng với thực hiện các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội.
Phóng viên: Để thực hiện Nghị quyết, nhóm giải pháp được
đặt lên hàng đầu là tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền
phong, gương mẫu của cấp trên. Thưa Tổng Bí thư, làm thế nào để
phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Bác Hồ đã nói, một
tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn
tuyên truyền. Lãnh đạo bằng sự nêu gương là một trong
những phương thức hiệu quả nhất. Trong xã hội, “đảng viên
đi trước, làng nước theo sau”; trong Đảng, cấp ủy phải nêu
gương cho đảng viên; bí thư nêu gương cho cấp ủy. Người
đứng đầu thật sự là tấm gương sáng, cấp dưới sẽ lấy đó để
soi, còn nếu là “gương mờ” thì không ai tôn trọng, chứ nói gì
đến noi theo.
Trong Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 24/02/2012 của Bộ
Chính trị và Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban
Bí thư đã nói rõ về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4. Người đứng đầu phải thật sự là
tấm gương sáng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác
phong công tác, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí,
tiêu cực, tham nhũng. Đương nhiên, như thế cũng chưa đủ,
mà còn phải kết hợp sự tự giác của cán bộ với sự quản lý của
cơ quan cấp trên, sự giám sát của cấp ủy, của nhân dân, của
các tổ chức chính trị - xã hội...
Để nêu gương trong tự phê bình và phê bình là rất khó.
Bởi lẽ thường, không ai tự nhận mình yếu kém, có khuyết