Page 514 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 514
512 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
thiếu sự kiểm tra, giám sát, ảnh hưởng đến sự quản lý thống
nhất cả nước; có lĩnh vực lại quá hẹp, không phát huy được
quyền chủ động, tính năng động, sáng tạo của địa phương.
Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện sau khi sắp xếp
lại tuy có giảm đầu mối trực thuộc ủy ban nhân dân nhưng lại
tăng các đơn vị bên trong các sở, ngành. Vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau về vị trí, vai trò, hiệu quả hoạt động của hội đồng
nhân dân huyện, quận, phường. Vấn đề biên chế, phụ cấp
cho cán bộ cơ sở vẫn chưa có lời giải thấu đáo. Số các hội quần
chúng được lập mới vẫn tăng nhanh, một số hội đề nghị có biên
chế cán bộ, công chức và hưởng kinh phí từ ngân sách nhà
nước,... Trên cơ sở đánh giá, phân tích những mặt hạn chế, yếu
kém đó, cần có giải pháp gì để khắc phục một cách cơ bản.
2. Về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với
công tác dân vận trong tình hình mới
Tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh
chính trị (năm 2011) của Ðảng đã rút ra 5 bài học, trong đó có
bài học: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân; chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử;
toàn bộ hoạt động của Ðảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện
vọng chính đáng của nhân dân; sức mạnh của Ðảng là ở sự gắn
bó mật thiết với nhân dân; quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân
dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh
của đất nước, của chế độ và của Ðảng. Công tác dân vận là
nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách
mạng của Ðảng và dân tộc.
Trong nhiều năm qua, nhất là từ khi ban hành Nghị quyết
Trung ương 8b khóa VI, công tác quần chúng của Ðảng tiếp tục
được đổi mới, góp phần làm nên những thành tựu có ý nghĩa