Page 56 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 56

54          VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)


                           Thường vụ Quốc hội thông qua 13 pháp lệnh và 7 nghị quyết có
                           chứa quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật  được ban

                           hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ,
                           đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và điều hành kinh tế - xã hội
                           của đất nước.
                                Nội dung các  đạo luật  điều chỉnh bao gồm hầu hết các

                           lĩnh vực, từ quy trình, thủ tục ban hành văn bản quy phạm
                           pháp luật đến các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
                           khoa học, công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh,  đối

                           ngoại, tổ chức bộ máy nhà nước, hành chính, dân sự, hình sự,
                           tư pháp, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quản lý nợ công;
                           trưng mua, trưng dụng tài sản; thuế sử dụng đất nông nghiệp,
                           tài nguyên, thu nhập cá nhân... Đồng thời, quan tâm sửa đổi, bổ

                           sung kịp thời một số chế định pháp luật không còn phù hợp
                           thuộc các lĩnh vực: ngân hàng; tín dụng; thuế; đầu tư xây dựng
                           cơ bản; phòng, chống tham nhũng; quốc tịch; giao thông đường

                           bộ; xuất bản; sở hữu trí tuệ...  để  đáp  ứng nhu cầu hội nhập,
                           phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Quy
                           trình lập pháp tiếp tục được đổi mới, cải tiến theo hướng nâng
                           cao chất lượng, tăng tính chủ động, cụ thể trong văn bản pháp

                           luật. Một số khâu trong quy trình lập pháp đã có sự thay đổi,
                           bảo đảm khoa học, dân chủ và chặt chẽ hơn. Việc điều chỉnh
                           thời  điểm thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

                           hằng năm và linh hoạt giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa
                           đổi, bổ sung khi cần thiết và báo cáo Quốc hội; giao  Ủy ban
                           Thường vụ Quốc hội chủ trì chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý dự
                           án trình Quốc hội thông qua, đã tạo điều kiện có thêm thời gian

                           và chủ động hơn trong chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện văn
                           bản. Việc quy định vấn đề lồng ghép giới trong quy trình lập
                           pháp là một bước tiến bộ, phù hợp với xu hướng của thế giới.
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61