Page 109 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 109
TƯ TƯỞNG VÀ ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH... 107
phát triển của nền văn hóa dân tộc, mà chính bản thân Người,
cuộc sống của Người, những việc làm bình thường hằng ngày
của Người là hiện thân của nền văn hóa Việt Nam, là mẫu mực
của con người Việt Nam. Tư tưởng, tâm hồn, cốt cách của Người
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính
với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết tinh những giá trị văn hóa
phương Ðông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc
và quốc tế. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp về chí khí
cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước,
yêu nhân dân tha thiết, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Người để lại cho chúng ta
một tấm lòng nhân hậu, một tình cảm chan chứa yêu thương, vì
nước, vì dân, vì Ðảng; một trí tuệ anh minh, mẫn tiệp; một tầm
nhìn xa rộng, sâu sắc; một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách
nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động cách mạng thực
tiễn vĩ đại, nhà tổ chức kiệt xuất, đồng thời là nhà lý luận,
nhà chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam. Nét đặc sắc ở
Hồ Chí Minh là lý luận nhưng không giáo điều, sách vở, trái lại,
luôn gắn bó chặt chẽ, nhuần nhuyễn với thực tiễn; lý luận mà
không cao xa, cầu kỳ, trái lại, rất mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ
làm, thiết thực. Nói cách khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
nhà lý luận cách mạng giàu thực tiễn và kinh nghiệm đấu
tranh, đồng thời là một nhà thực tiễn giàu lý luận khoa học. Ở
Người có sự thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn.
Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là để tìm kim chỉ nam
cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu
thực tiễn của cách mạng Việt Nam, cốt nắm lấy cái tinh thần,
cái bản chất, vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp
của chủ nghĩa Mác - Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải