Page 131 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 131
PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ... 129
của báo chí thì thực tế người ta vẫn sử dụng báo chí vào mục
đích chính trị, coi đây là vũ khí lợi hại của họ. Ta hãy xem hằng
ngày báo chí của họ nói gì? Tại sao họ chỉ đưa tin này không
đưa tin khác? Họ bình luận theo chiều hướng nào? Tấn công ai
và bảo vệ ai? Có thật là họ không chịu sự quản lý, chi phối của
ông chủ họ không? Cho nên chúng ta không thể mơ hồ. Không
mơ hồ trước hết về bản chất, chức năng của báo chí, để từ đó
xác định rõ chỗ đứng, góc nhìn và cách nhìn của mình trong việc
thu nhận thông tin, phân tích thông tin và công bố thông tin.
Ai cũng nói là báo chí phải thông tin đúng sự thật, phải
khách quan. Nhưng sự thật đó là sự thật nào? Sự thật nhìn
dưới góc độ nào? Động cơ dụng ý nói ra để làm gì? Có lợi cho
ai và có hại cho ai? Nói ra để xây dựng hay để phá hoại?... Đây
là vấn đề mấu chốt, cực kỳ quan trọng và quyết định. Chủ tịch
Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của Đảng ta, dân tộc ta, người
thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, đã nhiều lần khẳng định:
Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa;
cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là
vũ khí sắc bén của họ. Như vậy, trách nhiệm của báo chí thật
hết sức nặng nề và vẻ vang.
Các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, cơ quan chủ quản
vừa phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý,
ngăn chặn tình trạng “thương mại hóa báo chí”, vừa phải
thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong việc trao đổi,
định hướng thông tin, đặc biệt là đối với các sự kiện lớn, hoặc
những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, để kịp thời thông tin
chính xác đến các tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác
quản lý, nhưng cũng cần cởi mở hơn trong việc cung cấp thông
tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, tạo tiếng
nói chung, sự thống nhất cao giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý