Page 306 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 306
304 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 2 (2015 - 2017)
tham gia, nước ta đã chủ động, tích cực đàm phán, ký kết nhiều
hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu
và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, huy động nguồn lực
cho phát triển. Sau hơn 5 năm đàm phán với 30 phiên làm việc
cấp chuyên gia và hơn 10 cuộc đàm phán cấp bộ trưởng, ngày
05/10/2015, Việt Nam và 11 nước châu Á - Thái Bình Dương đã
chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương - một hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới, có yêu cầu cao hơn nhiều so với các hiệp định thương
mại tự do đã ký kết trước đây, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn,
bao gồm không chỉ các vấn đề về thương mại và đầu tư mà còn
nhiều vấn đề liên quan như: lao động - công đoàn; môi trường;
doanh nghiệp nhà nước; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… Đây
được xem là một hiệp định mà các nước tham gia, nhất là cộng
đồng các doanh nghiệp và người lao động đặc biệt quan tâm,
đặt nhiều kỳ vọng.
Tại Hội nghị Trung ương 13 (tháng 12/2015), theo chỉ đạo
của Bộ Chính trị, Ban Cán sự đảng Chính phủ đã có Báo cáo Kết
quả đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
trình Trung ương nghiên cứu. Ngày 30/12/2015, Bộ Chính trị đã
họp nghe Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo và tại Hội nghị
lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương về việc chuẩn bị ký kết
Hiệp định TPP để Trung ương xem xét, quyết định.
Đề nghị các đồng chí nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến về
kết quả đàm phán; phân tích, đánh giá tác động khi tham gia
TPP; nêu rõ những tác động tổng thể cũng như cụ thể về chính
trị và an ninh quốc gia, những thuận lợi và thời cơ, các khó
khăn và thách thức; những vấn đề đặt ra liên quan đến điều
chỉnh luật pháp, chính sách, biện pháp như nêu trong Báo cáo
và Tờ trình của Bộ Chính trị. Đồng thời cho chủ trương về việc