Page 473 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 473
MỐI QUAN HỆ ĐOÀN KẾT ĐẶC BIỆT LÀ TÀI SẢN CHUNG... 471
ở nhau là những người đồng chí, người bạn thủy chung, son sắt,
đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Quan hệ đoàn kết đặc biệt
Việt - Lào vô cùng cao đẹp, như Chủ tịch Xuphanuvông khắc
họa là “cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm,
ngát thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất”. Mối quan hệ thủy
chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai nước đã trở thành quan hệ
mẫu mực, hiếm có trên thế giới, như Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản
đã nhiều lần khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có
nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa
có ở đâu và chưa có bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc
biệt lâu dài và toàn diện như quan hệ Lào - Việt”; “Núi có thể mòn,
sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn
núi, hơn sông”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường nói: “Việt - Lào,
1
hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” .
Vậy điều gì đã tạo nên quan hệ đặc biệt, mẫu mực giữa
hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước chúng ta?
Trước hết, chúng ta là láng giềng của nhau, núi sông liền
một dải; cùng uống chung dòng nước Mê Kông, cùng dựa lưng
vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Có thể hình dung dãy Trường
Sơn như cái cột sống, hai nước Việt - Lào như hai nửa cơ thể
cùng chung một cột sống ấy, không thể tách rời nhau được.
Điều kiện địa sinh thái đó đã gắn kết chặt chẽ hai đất nước, hai
dân tộc Việt - Lào một cách tự nhiên. Từ bao đời nay, chúng ta
đã gần gũi bên nhau như làng trên, xóm dưới, đúng như lời thơ
của nhà thơ Lào Vilay Kẹomani trong bài thơ “Hai anh em
sinh đôi” miêu tả một cách rất sinh động: “Anh ở bên kia, tôi ở
bên này. Chung một dãy Trường Sơn hùng vĩ” .
2
____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.55.
2. Trích từ bài thơ “Hai anh em sinh đôi” của nhà thơ Lào: Vilay Kẹomani,
đăng trên tạp chí Văn nghệ, số ra ngày 08/10/1966. Bài thơ đã được phổ nhạc Lào.