Page 305 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 305

Phần thứ nhất: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI...          303


                           Hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo trên thế
                           giới. Dự báo kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và tăng trưởng.

                           Cuộc Cách  mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội,
                           thuận lợi và khó khăn, thách thức mới mà nước ta cần nắm bắt
                           để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, ra sức phấn đấu, từng
                           bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước đi trước.
                              Phải chăng chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:

                              Một là, phải tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế kinh tế
                           thị trường  định hướng xã hội chủ nghĩa theo  đúng tinh thần
                           Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII. Trong quá trình xây dựng,
                           ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp,
                           phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy
                           luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, đồng
                           thời bảo  đảm  định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với  điều

                           kiện phát  triển của  đất nước trong  từng giai  đoạn. Bảo  đảm
                           tính khoa  học,  đồng bộ và tính khả thi cao. Gắn kết hài hòa
                           giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
                           hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo  đảm quốc
                           phòng, an ninh. Xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò,

                           chức năng và mối quan hệ của Nhà nước - thị trường và xã hội
                           phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ
                           nghĩa; tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Kinh
                           tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân là một động lực
                           quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là
                           một bộ phận của nền kinh tế, được khuyến khích, tạo điều kiện

                           phát triển. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị  trí then chốt và là
                           một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh
                           tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng
                           cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể
                           thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh,
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310