Page 351 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 351
Phần thứ hai: XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG LÀ NHIỆM VỤ THEN CHỐT 349
là một bài học lớn được rút ra từ chiều sâu lịch sử. Ngay từ thế
kỷ XV, bằng vào thực tế của nhiều triều đại phong kiến,
Nguyễn Trãi đã đi đến những nhận định rất quan trọng: vận
nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết
định; vương triều nào được lòng dân, cố kết được nhân tâm thì
làm nên nghiệp lớn; trái lại, vương triều nào đi ngược lại lòng
dân thì sớm muộn đều sẽ bị thất bại. Theo ông, sở dĩ triều Hậu
Trần suy vong là do các vua quan Hậu Trần không thực hiện
đúng chính sách “thân dân”, “làm kế sâu rễ bền gốc”; họ chỉ lo
cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, bỏ “mặc dân khốn
khổ”, “muôn dân oán giận mà không biết, lòng người oán trách
mà chẳng kinh”. Còn Hồ Quý Ly bị thất bại nhanh chóng, cơ đồ
tan vỡ, nước mất vào tay giặc cũng chỉ vì chính quyền nhà Hồ
quá xa rời Nhân dân, vì “chính sự phiền hà, để đến nỗi lòng dân
oán giận”. Nguyễn Trãi rút ra kết luận thật sâu sắc: Thuyền bị
lật mới biết sức dân mạnh như sức nước; nước có thể “chở
thuyền”, nhưng nước cũng có thể “lật thuyền”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin dạy rằng, cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng. Đảng Cộng sản muốn lãnh đạo cách mạng
phải liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; cách mạng muốn thắng lợi
phải được đông đảo nhân dân ủng hộ. V.I. Lênin nhiều lần
khẳng định: nguồn gốc chủ yếu sức mạnh của Đảng là ở mối
liên hệ mật thiết với Nhân dân; đội tiên phong chỉ làm tròn
được sứ mệnh lịch sử của mình một khi nó biết gắn bó với quần
chúng mà nó lãnh đạo và thật sự dẫn dắt toàn thể quần chúng
tiến lên. Người nhấn mạnh, đối với một đảng cầm quyền, “một
trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt
1
mối liên hệ với quần chúng” .
_______________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.44, tr.426.