Page 386 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 386
384 VỮNG TIN VÀO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG...
trên, nghiêm túc tổng kết lý luận và thực tiễn để có những đề
xuất bổ sung, phát triển cần thiết, đúng đắn. Chú trọng đến
các vấn đề như: Động lực và nguồn lực cho phát triển; việc huy
động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển;
đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế,
tranh thủ những thời cơ, thuận lợi, vượt qua những khó khăn,
thách thức mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể
đem lại; thực hiện thành công ba đột phá chiến lược; thực hiện
có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh
mới; cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế; đổi mới quản lý và
phát triển xã hội; tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...
Ngoài những đề án, báo cáo được giao chủ trì nghiên cứu,
chuẩn bị, Ban Kinh tế Trung ương còn cần phải tích cực tham
gia cùng các ban, bộ, ngành Trung ương thẩm định, phản biện
một cách khách quan, sắc sảo, thuyết phục đối với các đề án,
báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội do các cơ quan khác chủ
trì chuẩn bị. Tập trung ưu tiên triển khai nghiên cứu xây
dựng các đề án: “Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ
chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập”; “Cải cách
chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách đối với
người có công”...
Trong quá trình chủ trì nghiên cứu, xây dựng các báo cáo,
đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là trình Hội nghị
Trung ương 5 sắp tới, các đồng chí cần tập trung làm rõ những
vấn đề quan trọng như: