Page 417 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 417
Phần thứ ba: NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG... 415
ban hành Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến
pháp năm 2013 và hàng trăm đạo luật, pháp lệnh đã tạo lập
nền tảng chính trị, pháp lý quan trọng cho sự phát triển nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, hoạt động lập pháp của
Quốc hội có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, kịp thời
thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Hoạt động giám sát được tăng cường, tập trung vào những vấn
đề bức xúc của cuộc sống, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
Nhân dân, thúc đẩy việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và các công trình, dự án
quan trọng quốc gia... ngày càng được cải tiến, thực chất hơn,
đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn đổi mới, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được đẩy mạnh,
mở rộng trên cả bình diện song phương và đa phương, đưa
ngoại giao nghị viện đi vào chiều sâu, góp phần làm cho nhân
dân thế giới và bạn bè quốc tế hiểu biết rõ hơn về đất nước, con
người và nền văn hóa Việt Nam, nâng cao vai trò, vị thế của
nước ta trên trường quốc tế.