Page 447 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 447
Phần thứ ba: NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG... 445
Một là, tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ
chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu
sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn
với thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07-4-2014 của Bộ
Chính trị khóa XI về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen
thưởng. Đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày của
mỗi người như lời Bác Hồ dạy: “Tưởng lầm rằng thi đua là một
công việc khác với những việc làm hàng ngày. Thật ra, công việc
hàng ngày chính là nền tảng thi đua” . Các cấp ủy, tổ chức
1
đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, tổ
chức phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi
đua vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lấy kết quả công tác thi
đua là một tiêu chí để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mỗi
cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu,
thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua.
Hai là, tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết
thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng
địa phương, đơn vị. Cùng với phong trào thi đua thường xuyên,
cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề;
tiếp tục đổi mới toàn diện, sáng tạo trong tổ chức các phong trào
thi đua cả về nội dung và hình thức, phương thức tổ chức, tránh
sự nhàm chán, tẻ nhạt. Đối tượng thi đua cần phải rộng rãi
nhưng cũng phải làm rõ ai thi đua với ai, hạn chế tối đa những
chênh lệch về năng lực và điều kiện phấn đấu trong thi đua;
bảo đảm hài hòa ba lợi ích: lợi ích của người lao động; lợi ích của
tập thể, địa phương, đơn vị; lợi ích của xã hội.
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.169.