Page 467 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 467
Phần thứ ba: NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG... 465
nêu rõ: “Chấn chỉnh cách lãnh đạo Công an, mọi cấp ủy phải
phân công cho một ủy viên phụ trách lãnh đạo Công an. Chọn
các đồng chí có năng lực vào Công an để nắm vững đường lối, chính
sách của Đảng...” . Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 23-11-1952
1
của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Từ nay, ở các
cấp bộ đảng, trực tiếp làm công tác Công an phải là một cấp ủy
viên... phải hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác công an và
giáo dục, bồi dưỡng cán bộ công an”. Ngày 30-10-1956, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 13-NQ/TW
thành lập Đảng đoàn Bộ Công an. Đây là một dấu mốc quan
trọng thể hiện sự quan tâm toàn diện và tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với Công an. Lực lượng Công an nhân
dân đã tiến hành đấu tranh trấn áp kịp thời bọn phản cách
mạng; phòng ngừa, đối phó với hoạt động do thám, gián điệp
của thực dân Pháp, lập nhiều chiến công, góp phần quan trọng
đập tan âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực phản
động, thực dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng,
bảo vệ Nhân dân, đóng góp tích cực vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong giai đoạn cả nước tiến hành hai chiến lược cách mạng
là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải
phóng miền Nam, tổ chức bộ máy của Công an tiếp tục được
kiện toàn nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an cũng từng bước
được bổ sung, hoàn thiện. Trung ương Đảng đã ban hành nhiều
nghị quyết, chỉ thị về tăng cường lãnh đạo công tác công an, xác
định rõ: “Lực lượng Công an là một trong những công cụ chuyên
chính dân chủ nhân dân quan trọng, là một vũ khí sắc bén của
_______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.11, tr.327.