Page 47 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 47
Phần thứ nhất: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI... 45
Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử, phải quán
triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về bố trí, sắp
xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và
địa phương; gắn kết quả nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và quy
hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Tiêu chuẩn người ứng cử, đề cử bầu làm đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân phải căn cứ vào tiêu chuẩn được
quy định tại Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính quyền
địa phương và tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong Chiến
lược công tác cán bộ của Đảng. Ngoài những tiêu chuẩn chung,
người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên
môn, vị trí công tác và độ tuổi theo quy định của pháp luật về
công chức, viên chức. Riêng đối với người ứng cử đại biểu Quốc
hội, cần đáp ứng yêu cầu cao về phẩm chất chính trị, nắm vững
đường lối, quan điểm của Đảng; am hiểu pháp luật và có năng
lực xây dựng pháp luật; có trình độ chuyên môn sâu và kiến
thức thực tiễn.
Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức bầu cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các khóa gần đây và
ý kiến đóng góp của Trung ương, nhất là về những hạn chế,
khuyết điểm, cần có những điều chỉnh, bổ sung cụ thể, chặt chẽ
các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các
cơ quan, đơn vị phụ trách tổ chức bầu cử; quy trình đề cử, ứng
cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương
giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người tự ứng cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; việc tuyên truyền, vận động
bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo... Đối với các trường hợp