Page 796 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 796
của chuyến đi, anh khẳng định: “Tôi thấy phải đi ra nước ngoài, xem cho rõ. Sau
1
khi xem xét họ làm ăn, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” . Và hơn mười năm sau,
khi trả lời nhà thơ, nhà báo Nga Osip Mandelstam, Nguyễn Ái Quốc cũng nhắc
lại rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự
do, Bình đẳng, Bác ái… Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm
2
quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những từ ấy” .
Như vậy, có thể thấy, mục đích của chuyến đi lịch sử này đã được Nguyễn Tất
Thành xác định rõ ngay từ trước khi lên đường. Đó là một sự cân nhắc kỹ lưỡng,
là sự lựa chọn có chủ đích. Đó cũng là một sự đổi mới, không chỉ về hướng đi,
tầm nhìn mà cả về phương pháp nghiên cứu và hành động so với các nhà yêu
nước đương thời.
Với tư chất thông minh, mẫn tiệp, nhạy cảm với cái mới, trăn trở với khát
vọng tìm kiếm con đường giải phóng cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã chấp
nhận tất cả khó khăn. Trong cuộc hành trình ba mươi năm bôn ba, với phương
châm lao động, học tập và đấu tranh, Nguyễn Ái Quốc đã chấp nhận làm tất cả
mọi nghề để sống, tích cực tham gia khảo nghiệm, học tập ở mọi lúc, mọi nơi
Người đi qua. Đặc biệt, từ thực tiễn hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động ở khắp các châu lục đã giúp Nguyễn Ái
Quốc tiếp xúc, gạn đục, khơi trong, đón nhận được những tư tưởng tiến bộ của
thời đại. Điều này đã giúp nâng cao trí tuệ, làm giàu văn hóa và mở rộng thế giới
quan cho Người - từ tầm mức dân tộc đến nhân loại. Qua thực tiễn đấu tranh đã
giúp Nguyễn Ái Quốc thấu hiểu được sự tương đồng và khác biệt giữa triết lý
phương Đông và phương Tây; đã nhận thấy nguồn gốc trực tiếp nỗi khổ đau
chung của các dân tộc thuộc địa và những người lao động, không phân biệt
chủng tộc, màu da, trên hành tinh này và đi tới khẳng định: Vấn đề giải phóng
dân tộc, giải phóng con người không chỉ là nhu cầu của dân tộc và con người
Việt Nam mà là của các dân tộc bị áp bức và nhân dân cần lao trên thế giới. Và
cũng chính từ chủ nghĩa yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc đã đưa Nguyễn
Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, quyết định cứu nước và giải phóng dân
tộc theo con đường cách mạng vô sản “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
3
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” .
Sau khi tìm kiếm được con đường giải phóng cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc
đã tiếp tục hoạt động không ngơi nghỉ để hiện thực hóa con đường cứu nước ấy.
Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập sau quá trình mười năm
tích cực chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt
trong sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam. Tiếp đó là mười lăm
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 30.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 416.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30.
794