Page 791 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 791

hành Quốc tế Cộng sản: “Theo nguyện vọng của đồng chí, đồng chí có thể trở về
                      Đông Dương; chi phí chuyến đi cũng như thời gian ba tháng lưu lại do Đảng
                                            1
                      Cộng sản Pháp chịu” .
                            Lần thứ hai hành trình về nước của Nguyễn Ái Quốc vòng vèo từ Đức sang
                      Thụy Sĩ, Ý, đáp tàu Nhật Bản đi Thái Lan nhưng dừng ở Sri Lanka để rồi xuất
                      hiện tại Bản Đông miền Trung Thái Lan tháng 7/1928, rồi đến Udon với Chi bộ
                      Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
                            Ở Thái Lan khoảng một năm, Nguyễn Ái Quốc lên đường đi Trung Quốc,
                      rồi đến Hồng Kông và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam.
                      Sau 5 ngày hội nghị, từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra
                      đời với Ban Chấp hành lâm thời gồm 7 ủy viên, thông qua Chánh cương vắn tắt,
                      Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản
                      Việt Nam.
                            Ở Hồng Kông không lâu, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt giữ. Được
                      sự giúp đỡ của luật sư Loseby người Anh và những người cộng sự đã can thiệp,

                      vụ án Nguyễn Ái Quốc được đưa ra trước Tối cao Pháp viện Anh. Sau hơn một
                      tháng, qua nhiều phiên xét xử, tòa án buộc phải tuyên bố bác bỏ mọi lời buộc tội
                      Nguyễn Ái Quốc, nhưng Người phải rời Hồng Kông trên một chiếc tàu của Pháp.
                      Luật sư Loseby tiếp tục kháng án lên tòa án của Hoàng gia Anh ở London. Cuối
                      cùng nhờ sự vận động của bạn bè và nỗ lực của các luật sư, Nguyễn Ái Quốc
                      được  trắng  án  và  được  trả  tự  do.  Rồi  Nguyễn  Ái  Quốc  bí  mật  xuống  tàu  đi
                      Singapore, nhưng vừa lên cảng Singapore thì bị bắt và trả lại cho Hồng Kông để
                      nhà cầm quyền bắt giam một lần nữa. Nhờ luật sư Loseby can thiệp nên Người
                      được trả tự do lần nữa và nhờ Phó Thống đốc Hồng Kông giúp đỡ mới thoát
                      khỏi nơi này để đi Hạ Môn rồi lên Thượng Hải, khoảng tháng 1/1933. Ngót hai

                      năm bị bắt, ra tòa, được trả tự do rồi bị bắt lại, sức khỏe hao mòn vì bị bệnh, bị
                      tù đày khổ nhọc, Nguyễn Ái Quốc mới liên lạc lại được với tổ chức và trở lại
                      nước Nga.
                            Mùa xuân năm 1935, Nguyễn Ái Quốc cùng đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản
                      Đông Dương dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Máxcơva.
                            Tình hình thế giới ngày càng khẩn trương, căng thẳng, vì phe phát xít Đức -
                      Ý - Nhật đã ký kết hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản.
                            Nhưng mãi đến cuối tháng 9/1938, Nguyễn Ái Quốc mới được chấp thuận
                      trở về Việt Nam qua Trung Quốc.
                            Cuối tháng 7/1939, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc với Trung ương Đảng ở
                      trong nước. Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng gửi về 8 điểm trong thời kỳ Mặt trận
                      Dân chủ 1936 - 1939 và viết báo cáo tình hình Đông Dương gửi Ban Chấp hành

                      Quốc tế Cộng sản.
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1 , tr. 315.


                                                               789
   786   787   788   789   790   791   792   793   794   795   796