Page 888 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 888

số ra ngày 10/9/1969 cho rằng: “Đồng chí Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ
                      lỗi lạc của nhân dân Việt Nam mà còn là một chiến sĩ lỗi lạc, một nhà hoạt động
                      tài năng của phong trào cộng sản quốc tế”.

                            Xã luận báo Tự do nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng Công nhân
                      xã hội chủ nghĩa Hunggari số ra ngày 11/9/1969, đã đặc biệt nhấn mạnh: “Trên
                      trái đất hiếm có người nào mà tự mình có thể nêu lên được những lời mạnh mẽ
                      hơn và có nhiều ý nghĩa hơn lời của đồng chí Hồ Chí Minh: “Về phong trào
                      cộng sản thế giới - Là người suốt đời phục vụ cách mạng…”. Thật là hiếm có
                      bởi vì không những ý chí và ước mơ cách mạng của đồng chí Hồ Chí Minh
                      trong sáng mà  những hành động của  Người  đã được thể hiện ở câu:  “…Tôi
                      càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!”. Không
                      chỉ những người đồng chí đứng cùng trận tuyến giải phóng dân tộc, giải phóng
                      giai cấp, giải phóng con người mà ngay cả lực lượng đối lập, kẻ thù, những
                      người bất đồng quan điểm cũng dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh một sự thán
                      phục, trân trọng khi Người đi xa. Jean Sainteny, người từng đứng ở bên kia

                      chiến tuyến, đặc phái viên của Tổng thống Pháp về vấn đề Đông Dương những
                      năm 1946-1954 đã viết: “Ngay lần gặp đầu tiên với Hồ Chí Minh, tôi đã có ấn
                      tượng rằng, đằng sau vẻ ngoài giản dị của con người này là một nhân cách vĩ
                      đại”. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Jean Sainteny bay sang Hà Nội viếng
                      Người và xúc động: “Chúng tôi đi ngang qua trước quan tài bằng kính, ở đó thi
                      hài mảnh khảnh của người chiến sĩ già yên nghỉ. Chúng tôi đưa thêm vào biển
                      hoa một vòng hoa đồ sộ để chứng tỏ lòng ngưỡng mộ của nước Pháp đối với kẻ
                      thù cũ của mình, đồng thời với một ý định quên đi quá khứ và thật sự hướng về
                      tương lai”.
                            Cả những người chưa bao giờ được gặp Bác Hồ cũng dành cho Người sự

                      kính trọng  đặc biệt, lòng ngưỡng  mộ và sự kính  yêu vô bờ bến.  Nhà sử học
                      người Pháp Alain Ruscio khẳng định: “Tất cả chúng ta phải thừa nhận Bác Hồ là
                      người chân thành, khiêm tốn, giản dị, không  màng danh lợi”.  Tiến sĩ sử học
                      Evgheny Vasilievich Kobelev, tác giả cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh đánh giá:
                      “Hồ Chí Minh là nhân tài sáng tạo - một  nhà chính luận, nhà thơ, nhà văn”.
                      A.Vladimirovna - Đại học quốc gia Viễn Đông của Nga viết: “Hồ Chủ tịch - Hồ
                      Chí Minh là hiện thân của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam ở mọi lứa tuổi,
                      không phân biệt tuổi tác đều gọi Người là Bác Hồ”.
                            Tại phiên khai mạc Hội nghị Ban thường vụ Hội đồng Hòa bình thế giới
                      năm 1999, Romet Chandra, Chủ tịch danh dự Hội đồng Hòa bình thế giới đã nói
                      về Hồ Chí Minh với những lời lẽ đầy xúc động: “Vào thời điểm vinh dự này,
                      cho phép tôi nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ các bạn đều biết Người là Việt

                      Nam, là con người vĩ đại, hơn thế, tôi muốn nhấn mạnh, Người không chỉ dành
                      riêng cho châu Á mà cho toàn thế giới. Các bạn có thể thắc mắc tại sao tôi cứ
                      nói về quá khứ. Đây không phải là quá khứ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang yên


                                                               886
   883   884   885   886   887   888   889   890   891   892   893