Page 890 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 890
muốn gọi Người bằng cái tên trìu mến “Bác Hồ” để tỏ lòng kính yêu với vị cha
già dân tộc của Việt Nam”.
Nhà báo kỳ cựu Hàn Quốc Park Chan Kyong, một người chưa bao giờ
được gặp Bác, lại “muốn cùng người dân Việt Nam kỷ niệm ngày sinh lần thứ
130 của Bác Hồ”, bởi một lẽ đơn giản, qua câu chuyện kể của người cha, qua
tìm hiểu sách báo, ông luôn ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh bởi tình yêu vô
tận của Người đối với nhân dân Việt Nam cũng như tinh thần bất khuất giành
độc lập của nhân dân Việt Nam.
Hồ Chí Minh trong mắt sử gia Mỹ J.Stenson “Hồ Chí Minh là người mà tôi
dành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu sử học của mình để cố tìm hiểu
cho được tính cách của Người…Tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học
của tôi cộng với trái tim của một người con gái của hậu thế… Hồ Chí Minh quả
thật là con người mà lời nói và việc làm đi đôi... Người không có của riêng…”.
Mong ước cuối cùng của Người trước lúc đi xa thấm đượm tinh thần lạc
quan cách mạng và niềm tin vào tương lai tươi sáng khiến toàn thể nhân dân
Việt Nam và bạn bè thế giới cảm phục. Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí
Minh chứa đựng tình yêu bao la của Người qua từng lời căn dặn về những vấn
đề mang tầm dân tộc như xây dựng Đảng, chăm lo đào tạo thế hệ trẻ, giải phóng
phụ nữ, xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc… Đến những nội dung mang tầm
nhân loại, vượt thời đại như vấn đề môi trường, tư tưởng nhân văn, yêu thương
con người, triết lý đạo đức, tư tưởng yêu chuộng hòa bình, đoàn kết quốc tế…
Đó không đơn thuần chỉ là bản Di chúc của một người đã đi xa mà trở thành một
lời hiệu triệu, một bản tuyên ngôn cho sự phát triển của thế giới, đúng như mong
ước trong suốt cuộc đời của Người đó là “hữu nghị và hòa bình giữa nhân dân
toàn thế giới”.
Bà Katherine Muller Marin - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà
Nội đã chia sẻ: “Di chúc của Người hiện nay cũng như sau này không những chỉ
là của nhân dân Việt Nam mà còn dành cho tất cả các dân tộc, các Đảng đang
đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hay
ở bất cứ nơi nào trên các lục địa”.
Để tưởng nhớ Người, chính phủ nhiều nước đã quyết định lấy tên Hồ Chí
Minh đặt tên cho các công trình, các đường phố, trường học, nhà máy, quảng
trường... Một số đoàn thể quần chúng ở các nước cũng lấy tên Hồ Chí Minh đặt
tên cho tổ chức của mình. Một số Đảng Cộng sản tổ chức kết nạp đảng viên lớp
Hồ Chí Minh, tổ chức học tập Di chúc của Người, giới thiệu rộng rãi cuộc đời
hoạt động và các tác phẩm nổi tiếng của Người. Đó là biểu hiện của tất cả những
tình cảm tốt đẹp, sâu sắc và chân tình của nhân dân các nước đối với Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Tại Liên bang Nga, chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt tại
Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở Thủ đô Mátxcơva, nằm ở nơi giao
888