Page 919 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 919
917
“CẦN CÔNG, KIỆM HỌC”
Thầy và trò đồng cam cộng khổ, cùng nhau làm thêm nhà
trường, nuôi lợn, trồng rau để giải quyết vấn đề ăn và ở. Thầy
vừa dạy vừa làm, trò vừa làm vừa học. Năm ngoái, họ đã chế
tạo được hơn 100 thứ máy thường, 20 thứ máy tinh vi, đánh giá
210 vạn đồng. Với số tiền ấy nhà trường đã hoàn toàn tự túc lại
còn thừa 70 vạn đồng để phát triển sản xuất. Thế là mỗi năm
nhà trường đào tạo cho ngành hàng không 300 cán bộ kỹ thuật,
mà Chính phủ không phải phụ cấp một đồng nào.
Các trường đại học như Phục Đán, Tứ Xuyên, Thẩm
Dương, Nam Khai, v.v. đều có những tổ lao động chân tay như
các tổ cắt tóc, chữa giày, sửa xe, bán kem, v.v.. Trường đại học
Nam Kinh thì sinh viên yêu cầu nhà trường quy định: suốt thời
kỳ ở nhà trường, sinh viên sẽ tham gia lao động chân tay ít nhất
là 1.000 giờ. Ngoài những giờ giáo dục lao động ở lớp học, mỗi
tuần lễ có những giờ nhất định để lao động trong và ngoài
trường, như thay phiên quét dọn nhà trường, phân công trồng
cây và làm vườn, chủ nhật và những đợt nghỉ hè thì về tham
gia sản xuất ở nông thôn. Nhà trường thành lập những tổ tăng
gia sản xuất như nuôi lợn, gà, làm đậu phụ, v.v..
Nói tóm lại: phong trào "cần công, kiệm học" đang lan khắp
các trường.
Phong trào lao động trí óc kết hợp với lao động chân tay cũng
phát triển mạnh. Trong mấy tháng vừa qua, hơn 29.000 cán bộ
tri thức của các cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản và của
Chính phủ Trung ương đã đi tham gia sản xuất ở các nông
thôn, và một số lớn nữa sẽ tiếp tục đi sau. Trong số đó 2 phần 3
là đảng viên Đảng cộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản.
Riêng Bộ Văn hóa, 90% cán bộ đã xung phong xin đi, nhưng
Bộ mới phê chuẩn 2.000 người, gồm có những cán bộ làm kịch,
chiếu bóng, viết báo, v.v.. Thứ trưởng Bộ Văn hóa là đồng chí