Page 922 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 922
920
NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
ngày, còn nửa ngày thì tham gia sản xuất, trời mưa thì học
nhiều, trời nắng thì làm nhiều; ngoài giờ học thì khai hoang,
trồng trọt, chăn nuôi…
Lại như trường trung học số 7, ở Trịnh Châu, mỗi ngày
sáng sớm đi học, mỗi em mang theo dao liềm và thúng rổ.
Chiều học xong, nhân lúc đi đường về nhà, các em hoặc cắt cỏ,
hoặc nhặt phân…
Các trường quốc lập cũng dần dần đi đến tự cấp tự túc.
Như các viện nông lâm đã biến các nông trường thí nghiệm
thành những nông trường sản xuất. Các viện nghiên cứu công
nghiệp biến những phòng thí nghiệm thành những xưởng
máy nhỏ sản xuất.
Nhờ những biện pháp nói trên, mà Nhà nước giảm được
rất nhiều số tiền chi tiêu cho các trường học, và dùng số tiền
tiết kiệm ấy để lập thêm trường học mới. Đồng thời, cách giáo
dục như vậy, thanh niên sẽ được bồi dưỡng thành những cán
bộ lao động có trí thức và kỹ thuật, tư tưởng xã hội của họ
được cải tạo, trình độ chính trị được nâng cao, lý luận kết hợp
với thực tiễn.
Các trường dân lập không cần phải rập theo một khuôn khổ
nhất định; làm to hay là nhỏ, nhiều hay là ít, phải đúng với điều
kiện thiết thực của mỗi địa phương.
Kinh nghiệm cho biết rằng: Trường học dân lập sở dĩ thành
công là do lãnh đạo khôn khéo và chặt chẽ: Đảng uỷ mỗi tỉnh phải
thống nhất lãnh đạo, phải làm cho toàn thể cán bộ từ huyện đến
xã thật thông suốt, rồi kinh qua các đoàn thể và các hội đồng
nhân dân làm cho quần chúng thật thông suốt. Mặt khác, do
việc điều tra nghiên cứu của các cơ quan giáo dục, làm cho các
hiệu trưởng và các thầy giáo cũng như gia đình các học sinh
thật thông suốt ý nghĩa là lợi ích của nhà trường dân lập. Nói