Page 927 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 927
925
2009 ĐỒNG ĐÔLA CỦA TỔNG THỐNG MỸ
Theo lẽ thường, thì sản xuất càng nhiều, nhân dân càng no
ấm. Nhưng dưới chế độ tư bản thì không như thế. Để nâng cao
giá lương thực, bọn tư bản Mỹ hạn chế sản xuất nông nghiệp.
Để hạn chế, chúng trả tiền “thưởng” cho những người bỏ ruộng
hoang không cày cấy.
Để làm “gương mẫu”, Tổng thống Mỹ đã không cho cày
cấy mấy thửa ruộng của mình. Và “ngân hàng đất ruộng” đã
phụ cấp cho ông ta 2.009 đôla. Thật là ngược đời.
Nhưng đối với công nghiệp thì bọn tư bản không hạn chế
được. Chúng thi đua sản xuất loạn xị, mạnh ai nấy làm, không
có kế hoạch. Kết quả là sản xuất quá nhiều, trong lúc đó thì
người nghèo không có tiền mua dùng, hàng hóa ế đọng, kinh tế
khủng hoảng.
Kinh tế khủng hoảng thì sản xuất ngừng trệ, hàng trăm nhà
máy đóng cửa, hàng nghìn hiệu buôn phá sản, hàng triệu công
nhân thất nghiệp. Những thành phố đang phồn thịnh bỗng trở
nên tiêu điều như một trận bão lớn vừa thổi qua.
Kinh tế khủng hoảng là một bệnh “sốt rét định kỳ” của chế
độ tư bản. Tờ báo tư sản Thời báo Nữu Ước (23-3-1958) cho biết
rằng: trong 100 năm qua, Mỹ đã bị 24 lần kinh tế khủng hoảng
và càng về những năm gần đây thì cơn sốt rét khủng hoảng lại
liên tiếp gần nhau. Như: