Page 986 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 986
984
NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Nhà máy nhỏ:
Năm nay, ở Hồ Nam, Hồ Bắc và các tỉnh khác có nhiều nơi
mỗi mẫu khoai sản xuất 75 tấn, mỗi mẫu lúa mạch sản xuất từ
năm đến sáu tấn.
Sản xuất đã tăng gia nhiều, tất nhiên nông dân muốn tiến
lên nữa. Họ muốn có những trạm điện nhỏ để thắp đèn, xay
lúa, tát nước... Họ cần có những xưởng máy nhỏ để sửa chữa và
chế tạo nông cụ, v.v..
Họ làm theo nguyên tắc “cùng biện pháp, thổ kỹ sư”. Nghĩa là
điều kiện đang “nghèo” thì tự lực cánh sinh, làm theo cách
nghèo, làm nhỏ, thô sơ, miễn là dùng tốt; sau sẽ phát triển dần.
Về mặt kỹ thuật, giám đốc là những cán bộ Đảng, kỹ sư là
những anh em thợ rèn, thợ mộc, thợ nề trong làng. Họ vừa học
vừa làm, vừa làm vừa học. Tiền vốn thì cần rất ít, và do nông
dân quyên góp. Nguyên liệu, vật liệu thì lấy ngay ở địa
phương, thí dụ:
Đến cuối tháng 5-1958, tỉnh Hà Bắc đã có 68.106 xưởng máy
nhỏ, trong số đó hơn 14.000 xưởng sửa chữa và chế tạo nông cụ.
Chỉ trong mười mấy hôm, khu Thạch Gia Trang từ 8.086 xưởng
tăng lên 10.842 xưởng. Khu Bảo Định từ 7.202 xưởng tăng lên
18.505 xưởng.
Trong tỉnh có 1.011 xưởng làm xi măng theo lối mới.
Họ làm thế nào để xây dựng xưởng máy nhỏ?
Sau đây là kinh nghiệm của xưởng xi măng Phong Đài:
Với non mười đồng tiền vốn, hai ngày chuẩn bị, ba ngày xây
dựng, là xưởng bắt đầu sản xuất.
Để học kỹ thuật làm xi măng, họ cho mấy người đến xem
nhà máy xi măng chính cống ở cách làng không xa lắm. Cần có
những nguyên liệu gì? Anh em ở nhà máy Chu Khẩu Điếm bày
cho họ: dùng vôi, đất đỏ và thạch cao. Để giải quyết vấn đề