Page 86 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 86

thiên nhiên như các bãi biển, cảnh quan tự nhiên,                          Như vậy, du lịch và các hoạt động du lịch nếu
           hồ nước, hải đặc sản, hàng lưu niệm từ biển, v.v..                     không  có  những  tính  toán  hợp  lý  và  quản  lý  tốt
           Các tác động tiêu cực tới môi trường đã và đang xảy                    sẽ tạo nhiều sức ép đến khai thác tài nguyên, gây
           ra khi sức chứa của nhiều khu vực du lịch không                        ô nhiễm môi trường và sẽ tác động ngược trở lại
           đảm bảo, khi mật độ nhà hàng, khách sạn chiếm                          quá  trình  phát  triển  du  lịch  tại  những  khu  vực
           kín  không  gian  ven  biển  (không  gian  công  cộng)                 ven biển, đảo trong thời gian tới. Du lịch phải phát
           của một số tỉnh/thành phố ven biển, làm gia tăng                       triển và được quản lý với tư cách một ngành kinh
           mâu thuẫn lợi ích với cộng đồng cư dân địa phương                      tế tổng hợp trong thời gian tới và phải được nhìn
           (điển hình là thành phố Đà Nẵng và Bình Thuận).                        nhận là “ngành công nghiệp không khói” cần được
           Đặc biệt, ở vùng cửa sông, ven biển cả nước có xung                    quản lý chặt chẽ do các phát sinh môi trường đặc
           đột không gian sử dụng và mâu thuẫn lợi ích giữa                       thù ngành, bao gồm cả môi trường văn hóa, xã hội
           du  lịch  và  nuôi  thủy  sản/nghề  cá  đánh  bắt,  các                và  hiệu  quả  kinh  tế  ngành  hướng  tới  phát  triển
           cảng biển, bến cá,... Cho nên, phát triển kinh tế                      du  lịch  biển  bền  vững.  Quá  trình  triển  khai  du
           khu vực này trên cơ sở bảo đảm lợi ích kép là rất                      lịch biển cần chú ý không để du lịch làm xói mòn
           đáng khuyến khích (như nuôi thủy sản kết hợp du                        các giá trị văn hóa - xã hội ở địa phương, phá vỡ
           lịch, du lịch và nghề cá giải trí,...).                                “thuần phong, mỹ tục”, làm sai lệch kiến thức và
               Các  vùng  biển  lân  cận  các  khu  du  lịch  tập
           trung thường có lượng Ecoli gây bệnh ngoài da cao,                     văn hóa bản địa của người dân, góp phần vào công
           thậm chí tích đọng ở một số trũng nước bề mặt bãi                      cuộc xóa đói, giảm nghèo của các cộng đồng dân cư
           biển với mật độ vi khuẩn cao - là các “sát thủ vô                      địa phương.
           hình” ở bãi tắm biển. Số lượng khách gia tăng kéo                          Câu hỏi 25: Du lịch biển nước ta tác động
           theo nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch                      tới môi trường sinh thái như thế nào?
           tăng nhanh. Nhu cầu tối thiểu, trung bình khoảng
           100 - 150 lít/ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 -                    Trả lời:
           250 lít/ngày đối với khách quốc tế. Lượng chất thải                        Du  lịch  được  định  hướng  là  một  trong  những
           trung bình phát sinh từ sinh hoạt của khách du                         ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta và của các tỉnh
           lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất                      ven biển. Một trong những tác động lớn nhất của du
           thải lỏng/khách/ngày .                                                 lịch là làm tăng nhu cầu về vật lưu niệm, dẫn đến
                                1
                                                                                  việc khai thác các động vật hoang dã. Thương mại
               1. Theo Trung tâm Thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch (2010).      động vật hoang dã gần như không được kiểm soát


           84                                                                                                                     85
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91