Page 101 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 101

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                      Từ năm 1936 đến năm 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt
                  trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của Mặt trận và là Chủ tịch Ủy

                  ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào  Đông Dương  Đại hội. Ông tham gia
                  thành lập và làm báo tiếng Pháp  Notre voix (Tiếng nói của chúng ta),  Le
                  Travail (Lao động), biên tập các tờ báo Tin tức, Dân chúng,... Tháng 5/1939,

                  Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn Lịch sử tại Trường tư thục Thăng Long (Hà
                  Nội) do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường.
                      Cuối năm 1939, Chính phủ bình dân Pháp bị đánh đổ, nước Pháp và thế
                  giới đứng trước nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa phát xít. Ở Đông Dương, nhà cầm

                  quyền thực dân đàn áp phong trào cách mạng; bắt bớ, giam cầm nhiều chiến
                  sĩ cộng sản. Khoảng tháng 4/1940,  đồng chí Hoàng Văn Thụ,  Ủy viên
                  Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ đã thông báo việc quyết

                  định cử các  đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn  Đồng sang Côn Minh
                  (Trung Quốc) hoạt động, chắp nối liên lạc với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các
                  đồng chí đang hoạt động ở miền Nam Trung Quốc.
                      Sau khi đến Vân Nam - Trung Quốc, đầu tháng 6/1940, đồng chí được gặp

                  lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Từ thời khắc đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là
                  người thầy có ảnh hưởng to lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí. Kể từ
                  đó, đồng chí luôn luôn được gần gũi, được Người dìu dắt. Nguyễn Ái Quốc đã

                  liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và cử đồng chí Võ Nguyên Giáp đi học
                  quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường đến Diên An, đồng chí được lãnh tụ
                  Nguyễn Ái Quốc gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn (ở châu
                  Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp). Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận định
                  tình hình Đông Dương sẽ có chuyển biến nhanh, cần gấp rút về nước chuẩn bị

                  đón thời cơ. Cuối tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ rời Côn
                  Minh về Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) và đi xuống Tĩnh Tây (Quảng Tây)
                  để tìm  đường về nước. Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên,

                  Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đặng Văn Cáp được đồng chí Hoàng Sâm
                  dẫn đường đã di chuyển xuống Nậm Quang ở sát biên giới Việt - Trung.
                      Ngày 28/1/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, lãnh
                  tụ Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí của mình trở về Tổ quốc. Sự kiện

                  đó đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng, sự phát triển
                  của tiến trình lịch sử đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc Việt Nam
                  và cả đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.


                                                                                                    99
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106