Page 100 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 100

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                      Hai năm sau, năm 1927, ông bị  đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu,
                  Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Phan Bôi trong một cuộc bãi khóa. Ông về quê

                  và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng.
                      Năm 1928, ông trở lại Huế với nhiệm vụ Ủy viên dự bị phụ trách Tuyên
                  huấn và giao thông liên lạc của Tân Việt Cách mạng Đảng. Bắt đầu từ đây,

                  Võ Nguyên Giáp bước vào cuộc  đời của một chiến sĩ cách mạng. Một thời
                  gian sau, qua sự giới thiệu của Nguyễn Chí Diểu, ông đến làm việc tại Quan
                  hải tùng thư - Nhà xuất bản của Tổng bộ Tân Việt, đặt ở phố Đông Sa, do
                  thầy giáo Đào Duy Anh sáng lập, được bố trí làm Thư ký của Nhà xuất bản,

                  sinh hoạt trong một tổ bí mật của Đảng Tân Việt do Đào Duy Anh làm Tổ
                  trưởng. Tại đó, ông được tiếp xúc với những học thuyết kinh tế - xã hội, dân
                  tộc, cách mạng, đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn

                  Ái Quốc và tờ báo  Người cùng khổ từ Pháp gửi về. Chỉ một năm sau, là
                  thành viên hạt nhân của Đảng Tân Việt, ông đã tích cực vận động cho tổ
                  chức này gia nhập Đảng Cộng sản và được Đào Duy Anh - Tổng Biên tập
                  Báo Tiếng dân giới thiệu với cụ Huỳnh Thúc Kháng cho làm Biên tập viên

                  của tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ.
                      Với nhiệm vụ của mình, Võ Nguyên Giáp  đã tích cực viết bài tuyên
                  truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, cổ vũ phong trào cách mạng trong nước, trở

                  thành đối tượng bị chính quyền thực dân theo dõi sát sao. Cuối năm 1930,
                  thực dân Pháp mở rộng đàn áp, bắt bớ tất cả những người ủng hộ Xôviết
                  Nghệ - Tĩnh. Năm 19 tuổi, ông cùng một số người đã bị Pháp bắt giam trong
                  một đợt khủng bố trắng, bị kết án 2 năm tù, giam tại nhà lao Thừa Phủ. Dù
                  bị tra tấn cực hình nhưng ông vẫn luôn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ

                  cộng sản, không một phút giây khuất phục trước kẻ thù. Cuối năm 1931,
                  nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, thực dân Pháp ở Đông Dương
                  buộc phải nhượng bộ tha một số tù chính trị. Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp,

                  Nguyễn Thị Quang Thái và một số người khác được ra khỏi tù, nhưng bị đưa
                  về quê quản thúc.
                      Trước sự theo dõi, kìm kẹp của kẻ thù, Võ Nguyên Giáp đã tìm cách ra
                  Vinh (Nghệ An) đến nhà thầy Đặng Thai Mai, nhờ thầy giúp đỡ tìm kiếm

                  việc làm để thực hiện chí hướng của mình. Đến tháng 9/1932, khi thầy Đặng
                  Thai Mai chuyển ra dạy học tại Trường Gia Long (Hà Nội), Võ Nguyên Giáp
                  đi theo thầy, học và nhận bằng Cử nhân Luật năm 1937.


                  98
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105