Page 175 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 175

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                      Bước vào chiến cuộc Đông - Xuân (1953-1954), so sánh lực lượng quân
                  đội giữa ta và địch trên toàn chiến trường Đông Dương, quân Pháp hơn ta

                  gấp gần 2 lần, hơn nữa Pháp được Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự mạnh, có
                  trang bị vũ khí hiện đại hơn ta . Nhưng trên phạm vi cả nước, ta có khoảng
                                                     1
                  2 triệu dân quân, du kích để tiến hành chiến tranh nhân dân. Dưới sự chỉ

                  đạo của Đại tướng, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích phối hợp với đơn vị chủ
                  lực các liên khu để kìm giữ lực lượng cơ động chiến lược của Pháp; đẩy quân
                  Pháp mất quyền chủ động về chiến lược, luôn bị động đối phó với ta trên
                  khắp chiến trường Đông Dương; khó chi viện cho chiến trường chủ yếu Điện

                  Biên Phủ, làm cho kế hoạch Navarre từng bước bị phá sản. Tướng Pháp
                  Navarre phải thừa nhận: “từ năm 1953, 75 - 90% lực lượng viễn chinh Pháp
                  đã bị kìm chân ở các địa phương” . Ta nhanh chóng cơ động lực lượng chủ lực
                                                       2
                  tập trung trên chiến trường chủ yếu Điện Biên Phủ: 3 đại đoàn bộ binh, 1
                  đại đoàn công pháo, Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304) và một số đơn vị
                  binh chủng, bảo đảm. Quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 19 tiểu đoàn và một số
                  đơn vị quân, binh chủng . Như vậy, ở Điện Biên Phủ, ta đã tập trung lực
                                              3
                  lượng hơn địch (về bộ binh ta hơn địch gần 1,6 lần, về pháo binh ta hơn địch
                  2,1 lần). Ta đã tạo ưu thế về lực lượng, hỏa lực..., lại ở thế có lợi và có cách
                  đánh thích hợp, chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến

                  chắc”... nên đã thực hiện thắng lợi đòn quyết chiến chiến lược ở Điện Biên
                  Phủ; quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
                  dân ta. Điều đó thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật chiến tranh nhân dân.
                      Tư duy chiến lược về chiến tranh nhân dân của  Đại tướng càng  được
                  phát huy và có sự phát triển phù hợp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

                  nước. Đại tướng đã chỉ rõ: “Đảng ta không bao giờ có một chiến lược quân sự
                  thuần túy, và chưa bao giờ hạn chế chiến tranh ở mức độ chiến tranh du
                  kích. Chiến lược chiến tranh cách mạng của  Đảng là một chiến lược tổng

                  _______________

                      1. Xem Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tổng kết tác chiến chiến lược trong
                  hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân,
                  Hà Nội, 2005, tr. 173.
                      2. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tổng kết tác chiến chiến lược trong hai
                  cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), Sđd, tr. 174.
                      3. Xem Bộ Quốc phòng: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân,
                  Hà Nội, 2004, tr. 168.

                                                                                                   173
   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180