Page 176 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 176
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
hợp, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao,
kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ,
đánh vừa, đánh lớn” . Với sự chỉ đạo của Đại tướng kết hợp rất chặt chẽ,
1
khéo léo đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao... nên đã đạt
kết quả toàn diện trên cả hai lĩnh vực kháng chiến và kiến quốc. Chiến
tranh nhân dân được phát huy mạnh mẽ ở chiến trường miền Nam, tiến
công địch với phương châm “hai chân, ba mũi”; kết hợp giữa chiến tranh
nhân dân địa phương với chiến tranh bằng tác chiến tập trung của các đơn
vị chủ lực; liên tục tiến công địch ở khắp ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng
bằng, đô thị... và đã giành thắng lợi lớn. Ở miền Bắc, vừa kiến quốc vừa tiến
hành chiến tranh nhân dân với phương thức mới, phát huy sức mạnh tổng
hợp của lực lượng vũ trang ba thứ quân, phòng không nhân dân; góp phần
quan trọng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân
của Mỹ ra miền Bắc; buộc Mỹ phải đàm phán, ký kết Hiệp định Pari, kết thúc
chiến tranh ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ “một lần nữa, Võ Nguyên Giáp là
người đề xướng, người gây dựng tài ba của loại hình chiến tranh này” .
2
Đỉnh cao của chiến tranh nhân dân cách mạng Việt Nam là cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ đạo việc tổng kết chiến tranh, Đại tướng
viết: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi vẻ vang là kết quả của
nhiều yếu tố; trong đó, có yếu tố quan trọng là trên cơ sở đường lối cách
mạng của Đảng, chúng ta đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến
tranh nhân dân không thể có được bằng những công thức pha chế sẵn có,
vay mượn của tổ tiên hay quân đội nước ngoài; nó đòi hỏi phải có một trạng
thái tinh thần và những điều kiện rõ ràng, chính xác đã được tái hiện ở mức
độ khác nhau trong lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tư duy về chiến tranh nhân dân của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại thể hiện sự phát triển mới. Đó là việc tập
trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 1353.
2. Nguyễn Văn Sự: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thế kỷ XX qua tư liệu nước
ngoài, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 528.
174