Page 187 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 187
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, tạo lập thế trận cho
cuộc kháng chiến lâu dài.
Thắng lợi của Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947 càng
khẳng định quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho toàn
dân đánh giặc, triển khai thế trận chiến tranh nhân dân sâu rộng của Tổng
Chỉ huy Võ Nguyên Giáp. Từ lý luận về chiến tranh nhân dân, từ thực tiễn
của chiến trường, ông đã định ra phương châm “Đại đội độc lập, tiểu đoàn
tập trung”, trở thành biện pháp hữu hiệu, thúc đẩy chiến tranh du kích rộng
khắp, lần lượt bẻ gãy các “gọng kìm” của cuộc hành binh đầy tham vọng
hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp. Với phương
châm đó, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo xây dựng dân
quân tự vệ, triển khai thế trận chiến tranh nhân dân một cách vững chắc ở
những vùng địch chiếm, dần biến hậu phương địch thành tiền phương, hậu
phương ta, làm cho “người Pháp ngạc nhiên nhận thấy chiến tranh du kích
đủ sức làm tê liệt mọi phương tiện của họ. Đạo quân viễn chinh tỏ ra bất lực,
không thể tiêu diệt được những lực lượng không thể nắm bắt được của Việt
Minh. Muốn chế ngự nó phải chiếm giữ tất cả mọi làng và đó là một điều
không thể làm được” .
1
Thành công trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp là
cơ sở để Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Muốn có
chiến tranh nhân dân thực sự, muốn phát huy đầy đủ sức mạnh to lớn của
chiến tranh nhân dân thì nhất thiết phải phát động sâu rộng toàn dân đứng
dậy; phải tổ chức lực lượng vũ trang của quần chúng, lại phải có quân đội
cách mạng; phải biết kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, lực
lượng vũ trang của quần chúng với quân đội cách mạng. Có như thế mới
thực hiện được đầy đủ vũ trang toàn dân, mới có chiến tranh nhân dân sâu
rộng vô địch” .
2
Với quan điểm đó, Đại tướng đã chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba
thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, xây
dựng làng chiến đấu, căn cứ du kích, an toàn khu ở vùng địch chiếm làm chỗ
_______________
1. Yves. Gras: Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, Nxb. Plon, Pari, 1979, tài liệu dịch,
Lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tr.124.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, t. 2, tr. 996.
185