Page 227 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 227
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hứa: “Toàn quân sẽ kiên
quyết thực hiện bằng được nhiệm vụ lịch sử mà đồng chí Bí thư thứ nhất đã
thay mặt Đảng trao cho quân đội” .
1
Sau Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 10/1974, tình hình miền Nam thay đổi
nhanh chóng, có lợi cho ta ở Quân khu Trị - Thiên, Quân khu 5, Tây
Nguyên. Ngày 18/12/1974, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp tại Tổng hành
dinh. Xen kẽ các tin chiến thắng ở miền Nam, nhất là ở Phước Long và các
sự kiện khác, như kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam, cuộc họp kéo dài đến tận ngày 8/1/1975, Hội nghị ra Nghị quyết lịch
sử: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn. Chưa bao giờ ta có điều
kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn
như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền
Nam, để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc” .
2
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, khác với
Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lấy bí danh là Chiến)
được phân công ở lại Tổng hành dinh, còn Đại tướng Văn Tiến Dũng (lấy bí
danh là Tuấn) được cử vào Tây Nguyên trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Chỉ
trong vòng chưa đầy một tháng (từ ngày 10/3/1975), Chiến dịch Tây Nguyên
đã toàn thắng. Hội nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ngày 18/3 đã
hạ quyết tâm chuyển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tấn công
chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm 1975-1976 ngay trong năm 1975.
Ngày 25/3, Huế đã được giải phóng.
Đứng trước thời cơ vàng đó, trong khi mọi người còn trao đổi về cách
đánh Đà Nẵng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra phương châm “khẩn
trương, táo bạo, bất ngờ”. Không đồng tình với quan điểm của đồng chí Lê
Trọng Tấn, Tư lệnh Mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra chỉ thị: Đánh
Đà Nẵng theo phương án chuẩn bị 3 ngày với phương châm: “táo bạo, bất
ngờ, kịp thời, chắc thắng”. Đại tướng trực tiếp điện cho Sư đoàn 304 “phải
bằng mọi cách tiến vào giải phóng Đà Nẵng. Lúc này mọi sự chậm trễ đều có
tội” . Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đúng khi cho rằng: Trong Chiến dịch
3
Điện Biên Phủ đánh nhanh là có tội, thì ngược lại trong chiến dịch giải
_______________
1, 2, 3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Sđd, tr. 141,
169, 248.
225