Page 223 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 223
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
vững tình hình thực tiễn, làm chủ thực tiễn, tuyệt đối không giáo điều,
không máy móc, sách vở.
Trong chiến tranh, phương châm của chiến dịch, tức là đánh địch bằng
cách nào là một vấn đề hết sức quan trọng . Nếu như trong chiến dịch Điện
1
Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ “đánh nhanh,
thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, lùi ngày mở màn tấn công thì
trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông lại chỉ đạo phải “thần tốc, thần tốc hơn
nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”.
So sánh hai quyết định trái ngược này cho thấy bản lĩnh chính trị, tài
thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không phải ai cũng dám suy nghĩ
và quyết định điều ngược lại khi số đông có ý kiến khác. Điều khác thường
đó chỉ có ở những danh tướng phi thường .
2
1. Từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”
làm nên thắng lợi lẫy lừng, đưa ông vào hàng danh tướng
Ngày 1/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Chỉ huy trưởng
kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Ngày 5/1/1954, ông lên
đường ra mặt trận. Ngày 12/1/1954, tại Tuần Giáo, ông nghe Tham mưu
trưởng Hoàng Văn Thái báo cáo. Đảng ủy Mặt trận và tất cả đều tán thành
chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”. Cố vấn Trung Quốc Vi Quốc
Thanh cũng khẳng định: Nếu không tranh thủ đánh sớm khi địch còn đứng
chân chưa vững, để nay mai chúng tăng quân và củng cố công sự thì không
đánh được, ta sẽ bỏ mất thời cơ. Rõ ràng, mặc dù là Chỉ huy trưởng kiêm Bí
thư Đảng ủy Mặt trận, nhưng số đông lại có ý kiến khác là điều Đại tướng
Võ Nguyên Giáp phải cân nhắc. Ông nhớ lời Bác Hồ dặn trước lúc ra mặt
trận “phải đánh cho thắng” và sự thống nhất trong chỉ huy: “Tướng quân
tại ngoại! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất
_______________
1. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 124-
125, 131.
2. Một tài liệu của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đề ngày 30/1/1954 được cho là
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bí danh Hưng) gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích kỹ lý do
chuyển đổi phương phâm đánh địch ở Điện Biên Phủ bảo đảm thắng lợi tuyệt đối làm nên một
chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Xem Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng, Phông số 11, mục lục số 2, đơn vị bảo quản 742.
221