Page 275 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 275
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trong số hàng binh và tù binh người châu Phi tham gia trong cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, rất nhiều người có ấn tượng sâu sắc với
Việt Nam, nhiều người có ý thức học tập tinh thần đấu tranh chống áp bức
của Việt Nam. Họ đã bày tỏ “lòng biết ơn mà chúng tôi sẽ chứng tỏ bằng hành
động trước khi chúng tôi trở về nước... Bằng những thái độ tới đây, chúng tôi
sẽ biết chứng tỏ rằng lòng tin mà Việt Nam đặt vào chúng tôi sẽ không phải là
uổng công vô ích” ; “Chúng tôi, những tù binh, nghĩ rằng nhân dân Việt Nam
1
đấu tranh chống cùng một kẻ thù như chúng tôi, đó là bọn thực dân phản
động Pháp, những kẻ đang áp bức đất nước chúng ta”; “... chúng tôi yêu cầu
các bạn hãy chuẩn bị và tiến hành những phong trào đấu tranh vì hòa bình ở
Việt Nam, hòa bình thế giới, hạnh phúc của nhân dân và độc lập của đất nước
chúng ta” . Bức thư gồm 191 chữ ký của tù binh được trao trả ngày 23/8/1954
2
gửi toàn thể chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có đoạn: “Chúng tôi những
người con của nhân dân Pháp, châu Âu và châu Phi bị lừa bịp và cưỡng bức
phục vụ cho một sự nghiệp phi nghĩa, chúng tôi nhận thấy mình chỉ là những
công cụ cho bọn đế quốc và thực dân... Chỉ chốc lát nữa thôi, chúng tôi sẽ ra
đi, chúng tôi có thể quay lại nhìn về phía sau, về đất nước Việt Nam mà ở đây,
hòa bình, tự do và bình đẳng đang ngự trị. Và cũng chính những điều này mà
trở về nước, chúng tôi sẽ đấu tranh để nền hòa bình được tất cả mọi người
hằng mong đợi này sẽ được bền vững và nó mang lại cùng với nó là tình hữu
nghị giữa các dân tộc và hạnh phúc của nhân loại” .
3
Do ảnh hưởng từ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam và chiến
thắng Điện Biên Phủ nên tại Hội nghị Genève năm 1954, đã có nhiều phái
đoàn, rất nhiều bạn bè từ châu Phi xa xôi vượt mọi rào cản đến Genève để
bày tỏ sự đồng tình ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta,
bày tỏ lòng mến phục đối với Việt Nam . Ngày 5/6/1954, đồng chí Phạm Văn
4
Đồng, Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Genève đã
tiếp Đoàn đại biểu của nhân dân lao động Algeria. Tại đây, các đại biểu
_______________
1, 2, 3. Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I: Chiến tranh Đông
Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 24-25,
95-96, 70-71.
4. Xem Võ Kim Cương: Điện Biên Phủ với sự thức tỉnh của châu Phi thuộc địa, tham luận
tại Hội thảo khoa học Điện Biên Phủ - 50 năm sau nhìn lại, Tlđd.
273