Page 271 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 271

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  là không thể  đánh nhanh  được, nhưng chưa có cơ sở thực tế  để bác bỏ
                  phương án tác chiến mà cơ quan tiền phương lựa chọn. Cuối cùng Đại tướng

                  Võ Nguyên Giáp đồng ý triệu tập Hội nghị cán bộ để triển khai chuẩn bị
                  chiến đấu.
                      Ngày 14/1/1954, Đại tướng giao nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai chuẩn

                  bị tác chiến. Giờ G dự kiến là 16 giờ ngày 20/1/1954, nhưng có thể thay đổi
                  tuỳ theo tình hình cụ thể, nhất là các đơn vị pháo có chiếm lĩnh được trận
                  địa hay không . Nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, các đơn vị khẩn trương
                                  1
                  kéo pháo, làm công sự, động viên bộ đội chuẩn bị chiến đấu. Trong khi đó,

                  Đại tướng tập trung suy nghĩ vì chưa thật yên tâm. Chỉ vài ngày sau cuộc
                  họp ở Thẩm Púa, tình hình thay đổi rất nhanh . Mỗi ngày trôi qua, dựa vào
                                                                       2
                  tình hình thực tiễn, Đại tướng càng khẳng định không thể đánh nhanh được,

                  quan điểm “Chắc thắng thì đánh. Không chắc thắng thì không đánh” càng
                  được củng cố. Tại cuộc họp ngày 26/1/1954, Đại tướng kết luận: Để bảo đảm
                  nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tác
                  chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết

                  định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội lui về địa điểm tập kết và kéo
                  pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân
                  như mệnh lệnh chiến  đấu. Công tác hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo

                  phương châm mới .
                                      3
                      Có thể nói, quyết định thay đổi phương châm tác chiến cho Chiến dịch
                  Điện Biên Phủ thể hiện một trí tuệ tuyệt vời, một tinh thần dũng cảm vô
                  song, một tinh thần trách nhiệm cao trước vận mệnh đất nước và sinh mệnh
                  của cán bộ, chiến sĩ; thể hiện sự quán triệt sâu sắc phương châm “Tích cực,

                  chủ động, cơ động, linh hoạt” của Bộ Chính trị và chỉ thị của Chủ tịch Hồ
                  Chí Minh: “Chỉ được thắng!”.

                  _______________

                      1. Trên thực tế, do một đơn vị pháo của ta vào trận địa chậm, nên giờ G được kéo dài thêm 5
                  ngày (17 giờ ngày 25/1/1954). Sau đó, để bảo đảm tính bí mật, Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định
                  hoãn thêm 24 giờ.
                      2. Lực lượng của địch tăng từ 10 tiểu đoàn lên 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn
                  pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh. Trong khi đó, pháo của ta đều đặt ở địa hình trống trải, dễ bị
                  tổn thất, một số pháo lại chưa được kéo vào trận địa.
                      3. Xem Đại tá Nguyễn Văn Hiếu: Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ,
                  in trong Điện Biên Phủ - Tuyển tập hồi ký, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.248-249.

                                                                                                   269
   266   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276