Page 337 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 337

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  Đại tướng đã tự nghiên cứu các học thuyết quân sự truyền thống và hiện
                  đại, của cả phương Đông và phương Tây, của các dân tộc trên thế giới để vận

                  dụng hết sức sáng tạo vào thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm dưới sự lãnh
                  đạo của Đảng.
                      Chiến lược xuyên suốt trong chỉ đạo chiến tranh của Đại tướng là thực

                  hiện vũ trang toàn dân, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến
                  tranh chính quy. Ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết hợp giữa
                  chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, giữa lực lượng quần chúng
                  rộng khắp được vũ trang, được giác ngộ chính trị cao với đội quân thường trực.

                  Sự kết hợp đó sẽ trở thành lực lượng có sức mạnh vô địch đánh bại mọi kẻ thù,
                  dù chúng có sức mạnh, tiềm lực quân sự đến đâu chăng nữa. Chiến lược này
                  được hình thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và được phát

                  triển lên tầm cao mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
                      Clausewitz, nhà lý luận kinh điển quân sự của thế giới, đã khẳng định
                  cách đánh du kích chỉ có thể tiến hành được ở những quốc gia rộng lớn như
                  nước Nga. Mao Trạch Đông khi nói đến chiến tranh du kích cũng cho rằng

                  chiến tranh du kích chỉ có thể thực hiện thắng lợi ở những nước có diện tích
                  bao la như Trung Quốc. Trong hàng ngũ cán bộ ta, cũng có người đặt câu
                  hỏi: nước ta là một nước nhỏ, chiến trường hẹp, có khả năng giành thắng lợi

                  bằng chiến tranh du kích hay không?
                      Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi đề cập đến chiến
                  tranh du kích, Đại tướng khẳng định: “Chúng ta cần tìm ra những phương
                  thức hữu hiệu để thực hiện “cả nước đánh giặc” trong thời đại mới với những
                  điều kiện hết sức ngặt nghèo: nước nhỏ, dân không  đông, thiếu  ăn, thiếu

                  mặc, thiếu vũ khí, thiếu cán bộ và tri thức quân sự hiện đại, chiến đấu giữa
                  vòng vây, hoàn toàn không có nguồn tiếp tế từ bên ngoài” . Xuất phát từ
                                                                                      1
                  truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc và thực tiễn cách mạng Việt

                  Nam, Đại tướng đã nêu ra những đặc điểm cơ bản của chiến tranh du kích ở
                  Việt Nam, đó là:
                       Đứng về lực lượng tác chiến, đối với ta, đánh du kích chủ yếu là cách đánh
                  của người dân, có súng và không có súng, có khi chỉ dùng giáo mác, gậy gộc;

                  _______________

                      1. Đại tướng  Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006,
                  tr. 492.

                                                                                                   335
   332   333   334   335   336   337   338   339   340   341   342