Page 359 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 359

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  toàn tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, nghiên cứu cách đánh và bảo đảm kỹ thuật.
                  Lực lượng phòng không được tổ chức thành các bộ tư lệnh sư đoàn phòng

                  không phụ trách các khu vực: Sư đoàn 361 bảo vệ Hà Nội, Sư đoàn 363 bảo
                  vệ Hải Phòng, Sư đoàn 365 và 367 (hai sư đoàn cơ động) bảo vệ đường 1 Bắc
                  và đường 1 Nam. Cùng với việc tổ chức các bộ tư lệnh sư đoàn thì các bộ tư

                  lệnh binh chủng: Không quân, Tên lửa, Rađa cũng được thành lập. Thế trận
                  “hiệp  đồng binh chủng,  đánh tập trung tiêu diệt lớn”  được hình thành và
                  được xác định là cách đánh có khả năng đánh bại từng thủ đoạn, từng đợt
                  đánh lớn của địch trong những điều kiện phức tạp. Năm 1967, cuộc chiến

                  đấu diễn ra ác liệt cả trong tác chiến bảo vệ yếu địa và bảo vệ giao thông vận
                  chuyển, nhân dân miền Bắc đã giành thắng lợi to lớn, bắn rơi 1.067 máy bay
                  địch, trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 520 chiếc.

                      Khi đế quốc Mỹ tuyên bố “ném bom hạn chế”, tập trung đánh phá ác liệt
                  hệ thống giao thông vận tải từ vĩ tuyến 20 trở vào, để ngăn chặn đến mức
                  cao nhất chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam,
                  Đại tướng chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân điều động hai sư

                  đoàn 367 và 365 và rút bớt lực lượng bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, thành lập
                  thêm Sư đoàn 377 cơ động vào Quân khu 4, xây dựng thế trận phòng không
                  nhân dân cùng lực lượng binh chủng hợp thành bảo vệ giao thông vận tải.

                  Lực lượng phòng không, không quân của Quân chủng đã phối hợp chặt chẽ
                  với các lực lượng phòng không của Quân khu 4  đánh bại âm mưu của  đế
                  quốc Mỹ dùng không quân bẻ gãy “cán xoong”, cắt đứt hoàn toàn hoạt động
                  vận chuyển chiến lược của ta chi viện cho chiến trường.
                      Trước nguy cơ sụp đổ của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Tổng

                  thống Nixon dùng không quân và hải quân tăng cường đánh phá miền Nam
                  để hỗ trợ cho quân đội Sài Gòn phản kích giành lại chủ động chiến trường.
                  Đồng thời, quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đối với

                  miền Bắc, nhằm bao vây cô lập, cắt đứt sự viện trợ từ ngoài vào và ngăn
                  chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; phá hủy tiềm lực kinh tế, quốc
                  phòng, buộc ta phải nhượng bộ tại Hội nghị Paris theo điều kiện của Mỹ.
                      Theo dõi, nghiên cứu chặt chẽ âm mưu, thủ  đoạn hoạt  động của  địch,

                  đúng như tiên đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ
                  cũng sẽ  đưa B52 ra  đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua...  Ở Việt
                  Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời


                                                                                                   357
   354   355   356   357   358   359   360   361   362   363   364