Page 357 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 357

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                      Để nâng cao khả năng hiệp đồng, phát huy sức mạnh trong chiến đấu,

                  ngày 22/10/1963, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký Quyết định số 50/QĐ hợp
                  nhất Bộ Tư lệnh Phòng không với Cục Không quân thành Quân chủng
                  Phòng không - Không quân. Sự ra  đời của Quân chủng Phòng không -

                  Không quân đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức và sức mạnh chiến đấu
                  của Quân đội ta trên mặt trận đối không. Từ một trung đoàn cao xạ 37 ly
                  ngày  đầu, lực lượng phòng không quốc gia  đã phát triển thành ba binh

                  chủng gồm 11 trung đoàn cao xạ các loại, 3 trung đoàn rađa, 3 trung đoàn
                  không quân. Thế trận phòng không nhân dân miền Bắc được phát triển lên
                  một bước mới, toàn dân tham gia mặt trận đối không, trong đó, Quân chủng

                  Phòng không - Không quân làm nòng cốt.
                      Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ đã dùng máy bay phản lực, bất ngờ tiến công
                  các mục tiêu quan trọng của ta ở miền Bắc. Trước tình hình đó, các đơn vị

                  phòng không của Quân chủng cùng với lực lượng phòng không nhân dân
                  miền Bắc  đánh thắng giòn giã, bắn rơi 8 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái,

                  giáng một đòn chí mạng vào cái gọi là "uy thế không lực Hoa Kỳ". Thắng lợi
                  này khẳng định sức mạnh to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến
                  chống Mỹ, cứu nước, chúng ta không chỉ  đánh bại  đế quốc Mỹ trên chiến

                  trường miền Nam mà còn  đủ sức  đập tan các cuộc tập kích bằng không
                  quân, hải quân Mỹ ra miền Bắc. Thắng lợi trận đầu của quân và dân miền
                  Bắc bước đầu khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong phát triển

                  đường lối chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không. Đường lối đó tiếp
                  tục phát huy sức mạnh của cả dân tộc  để giành thắng lợi trước các cuộc
                  chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của  đế quốc Mỹ những

                  năm tiếp theo của cuộc kháng chiến vĩ đại.
                       Đầu năm 1965, cách mạng miền Nam giành được những thắng lợi to lớn.
                  Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thất bại, đế quốc Mỹ quyết định chuyển

                  sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân ồ ạt vào trực tiếp tham chiến
                  ở miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra
                  miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn tối đa sự chi viện

                  của miền Bắc cho miền Nam. Chúng tập trung đánh phá các trận địa, sân
                  bay, căn cứ quân sự, công trình văn hóa, cơ sở kinh tế và các trục giao thông

                  của ta.

                                                                                                   355
   352   353   354   355   356   357   358   359   360   361   362