Page 438 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 438
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
thật cao, tiêu diệt nhiều quân địch, giành thắng lợi lớn... Quán triệt những
yêu cầu của Đại tướng, trong chiến đấu bộ đội đặc công vừa độc lập vừa hiệp
đồng tác chiến và thực sự trở thành một lực lượng quan trọng trong các trận
đánh hiệp đồng binh chủng, trong các chiến dịch, đợt hoạt động.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, bộ đội đặc
công đã huy động toàn bộ lực lượng, gồm cả đặc công chủ lực, đặc công địa
phương, đặc công du kích,.. tạo thành mũi nhọn sắc bén, luồn sâu vào hậu
phương địch, thực hiện đánh đồng loạt trên khắp các chiến trường trong một
thời điểm thống nhất. Bộ đội đặc công đã tiến công gần như vào tất cả các
mục tiêu then chốt, hiểm yếu có giá trị quan trọng cả về chiến dịch và chiến
lược, vào cơ quan chỉ huy đầu não từ địa phương đến trung ương mà địch cho
là an toàn nhất, là “bất khả xâm phạm”, tạo nên thế đánh “hiểm, sâu” làm
rung chuyển cả về tinh thần và thế bố trí của địch.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bộ đội đặc công đã tham gia với
một lực lượng hùng hậu , đảm nhiệm lực lượng đi trước, thực hiện đánh chiếm
1
và chốt giữ nhiều cầu, nhiều căn cứ, nhiều mục tiêu quan trọng, tạo điều kiện
cho binh chủng hợp thành thần tốc tiến vào Sài Gòn, đánh phá sân bay Tân
Sơn Nhất và một số mục tiêu hiểm yếu trong nội đô, hỗ trợ cho lực lượng chiến
dịch nâng cao tốc độ tiến công, góp phần thực hiện chia cắt địch giữa tuyến
bên trong và tuyến phòng ngự bên ngoài, gây rối loạn hậu phương địch, phát
động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ ở một số khu vực.
Đánh giá cao những kết quả đạt được của bộ đội đặc công, nhưng Đại
tướng cũng nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ đặc công phải đặc biệt khiêm tốn, phải
thấy rằng đặc công đặc biệt ở chỗ lấy ít đánh nhiều, đánh vào chỗ hiểm yếu
nhất của địch, đánh vào lúc địch bất ngờ nhất, phải làm cho cách đánh đặc
công được nhân rộng hơn nữa để các đơn vị, lực lượng khác có thể vận dụng
để đánh địch chứ không phải đặc biệt ở chỗ không ai làm được, các đơn vị
khác không làm được. Đại tướng cũng nhấn mạnh: “Đặc công của ta chẳng
khác nào như một đội quân chiến lược mà không có máy bay... Nếu xây dựng
đúng hướng thì đặc công cũng là binh chủng đánh hải quân địch lợi hại nhất,
_______________
1. Chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng đặc công tham gia 1 sư đoàn gồm 7 trung đoàn (10,
113, 115, 116, 117, 429, 198); Lữ đoàn Biệt động 316; 4 tiểu đoàn đặc công (195, 197, Tiểu đoàn 4
Gia Định, Tiểu đoàn 4 Thủ Đức) và nhiều tổ biệt động nội tuyến Sài Gòn.
436