Page 433 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 433
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo: “Vị trí của công binh trong lực lượng
vũ trang rất lớn, nhiệm vụ của công binh trong chiến tranh cũng lớn, công
binh phải lấy nhiệm vụ lớn mà tiến lên...; công binh phải biết phát huy chiến
công của các anh hùng vượt thác, anh hùng gỡ bom nổ chậm” , Bộ Tư lệnh
1
Công binh đã cử nhiều đoàn cán bộ đi thu thập nghiên cứu các loại bom mìn,
nghiên cứu quy luật đánh phá của máy bay địch, tổ chức biên soạn tài liệu
và huấn luyện cách chống phá bom mìn địch cho các lực lượng. Do tích cực,
chủ động trong thời gian ngắn, các tổ, đội phá bom đã khắc phục và phá hủy
kịp thời nhiều loại bom mìn của địch, như: phá thủy lôi ở cầu Hàm Rồng
(1966); phá bom nổ chậm ở Bắc Giang (1967); phá bom hóa học ở Sơn La.
Đặc biệt, với sự mưu trí, sáng tạo và lòng dũng cảm..., bộ đội công binh đã
chiến thắng trong việc phá bom, mìn từ trường rất hiện đại của đế quốc Mỹ.
Năm 1968, Ngã ba Đồng Lộc là một trong những trọng điểm bị địch đánh
phá ác liệt. Lực lượng bảo đảm công binh ở đây có 5 đại đội thanh niên xung
phong, 3 đại đội công binh giao thông, 2 đội cầu và 1 đại đội công binh phá
bom mìn thuộc Tiểu đoàn 30 (Quân khu 4). Suốt 7 tháng liền, địch liên tục
đánh phá Ngã ba Đồng Lộc. Quá trình chiến đấu ở trọng điểm này đã xuất
hiện nhiều gương chiến đấu dũng cảm, như: Anh hùng La Thị Tám (Đại đội 2
giao thông Can Lộc) đã liên tục bám đài quan sát, đếm và đánh dấu vị trí
705 quả bom địch để công binh phá hủy; Anh hùng Vương Đình Nhỏ, Đội
trưởng phá bom Tổng đội giao thông 57 đã rà phá 150 quả mìn từ trường.
Mặc dù địch đánh 68 lần, với hàng nghìn tấn bom đạn, nhưng các chiến sĩ
công binh đã dũng cảm phá hủy bom mìn, bảo đảm cho giao thông thông suốt.
Bị thất bại nặng nề trong Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế
quốc Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Ngày
9/5/1972, không quân và hải quân Mỹ ném 1.435 quả thủy lôi phong tỏa các
cảng ở vùng ven biển miền Bắc. Ngày 29/5/1972, địch ném bom, mìn từ
trường phong tỏa các tuyến vận tải đường sông địa bàn Quân khu 4. Ngoài
ra, không quân Mỹ còn sử dụng bom lade để đánh phá nhiều cây cầu trên
đường bộ, đường sắt như cầu Niệm (Hải Phòng); cầu Lai Vu, Phú Lương
(Hải Dương); cầu Việt Trì (Phú Thọ); cầu Bắc Giang; cầu Long Biên
(Hà Nội); đường sắt Thanh Hóa - Vinh và đường số 1 ở Quân khu 4...
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, tr. 705.
431