Page 461 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 461
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
bắn rơi và bắn hỏng nhiều máy bay địch, thực hiện tốt mục tiêu tiêu hao,
tiêu diệt lực lượng tinh nhuệ của địch. Đó là kết quả đáng tự hào của lực
lượng vũ trang Thủ đô khi mở đầu toàn quốc kháng chiến.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không (1972) đóng vai trò quyết định trực tiếp buộc Chính phủ Mỹ
phải ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam. Chiến thắng này có sự đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trong chỉ đạo các lực lượng vũ trang Thủ đô giành thắng lợi.
Nâng cao cảnh giác, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình
huống, trong đó chủ động đối phó với khả năng Mỹ sử dụng máy bay B52 đánh
phá Thủ đô Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp làm việc với Bộ Tư
lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, tư lệnh các binh chủng rađa, tên
lửa, không quân, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không Hà Nội, xác định
phương án tác chiến phòng không đánh máy bay B52, bảo vệ Hà Nội.
Tháng 12/1972, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và cơ quan
Tổng hành dinh làm việc suốt ngày đêm trong Hoàng thành Thăng Long, Hà
Nội. Hai ngày trước khi Mỹ dội bom, Bộ Tổng Tư lệnh đã chuyển lực lượng
vũ trang ba thứ quân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Bộ đội ra đa
phòng không và đơn vị trinh sát kỹ thuật Cục Quân báo thuộc Bộ Tổng
Tham mưu đã sớm phát hiện chính xác cuộc tập kích đường không chiến
lược của địch. Đại tướng, Tổng Tư lệnh luôn ở vị trí lãnh đạo, chỉ huy cùng
các đồng chí lãnh đạo khác chỉ huy chiến dịch phòng không quy mô lớn nhất,
quyết giành thắng lợi buộc Mỹ phải thua trên bầu trời Hà Nội. Đại tướng đã
chỉ thị cho các đơn vị phòng không Hà Nội: “Cả nước đang hướng về Hà Nội.
Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ
quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội” .
1
Cùng với việc chỉ đạo các đơn vị phòng không quốc gia, Đại tướng còn
quan tâm thăm hỏi, động viên lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô vượt
qua đau thương, mất mát, chắc tay súng, bảo vệ vững chắc bầu trời Hà Nội.
Ngày 22/12/1972, Bí thư Quân ủy, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp xuống
thăm trận địa Tiểu đoàn 77 tên lửa thuộc Trung đoàn 257 ở Chèm để biểu
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 1147.
459