Page 466 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 466
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Ban Xung phong Lào Bắc ngày càng hiệu quả, góp phần xây dựng căn cứ địa
cho cách mạng Lào.
Sau chiến thắng Tây Bắc (1952), thế và lực của cách mạng nước ta có
bước phát triển mạnh mẽ. Phát huy những thắng lợi giành được, đồng thời
đưa cuộc kháng chiến chống Pháp tiến thêm một bước mới, Hội nghị lần thứ
tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khoá II họp, đề ra
phương châm tác chiến trong thời gian tới là: “Tạm thời tránh chỗ mạnh,
đánh chỗ yếu, đánh địch ở những nơi sơ hở, đồng thời phải hoạt động sau
lưng địch” . Hội nghị nhận định: sau chiến thắng Tây Bắc, cách mạng Việt
1
Nam có điều kiện phối hợp với cách mạng Thượng Lào hơn...
Từ nhận định của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bàn vấn đề phối hợp tác chiến ở Thượng Lào
với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đồng thời chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu
gấp rút nghiên cứu, nắm tình hình địch và binh yếu địa chí Thượng Lào để
trình Tổng Quân ủy. Ngày 2/2/1953, Tổng Quân ủy họp và nhất trí mở Chiến
dịch Xuân - Hè 1953 ở Thượng Lào. Trong bức thư đề ngày 3/2/1953 gửi Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
báo cáo kết quả cuộc họp của Tổng Quân ủy, nhấn mạnh: Để mở Chiến dịch
Thượng Lào, cụ thể là Sầm Nưa phải giải quyết một số khó khăn, mà khó
khăn lớn nhất là vấn đề vận tải tiếp tế trên tuyến đường dài gấp đôi so với
đánh Nà Sản. Nếu Bộ Chính trị có nghị quyết cho đánh thì Tổng Quân ủy sẽ
đi sâu nghiên cứu khắc phục... Bức thư của Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị
kết thúc bằng câu: “Nói tóm lại ý kiến chúng tôi là đề nghị đánh. Đánh thì
kế hoạch có khó khăn, nhưng làm được. Xin báo cáo trước để Bác và các đồng
chí cân nhắc” . Bức thư của Tổng Quân ủy do Đại tướng Võ Nguyên Giáp
2
trình bày là cơ sở quan trọng để Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đề nghị với các đồng chí lãnh đạo Lào quyết định mở chiến dịch
tiến công địch trên hướng Thượng Lào.
_______________
1. Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977,
tr. 272-273.
2. Trần Trọng Trung: Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006,
tr. 631.
464