Page 467 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 467
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Chiến dịch Thượng Lào 1953 là chiến dịch lớn, đây là lần đầu bộ đội chủ
lực ta sang tác chiến trên đất bạn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ
đạo chiến dịch . Ngày 8/4/1953, các đơn vị chủ lực Việt Nam tiến quân sang
1
Lào. Để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ, trên cương vị là người
chỉ huy cao nhất, ngày 9/4/1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra Lời kêu gọi
đối với các đơn vị có nhiệm vụ tiến sang Lào phối hợp cùng giải phóng quân
Lào tiêu diệt kẻ thù với nội dung: “Các đồng chí có nhiệm vụ tiến quân sang
Thượng Lào, phối hợp chiến đấu cùng bộ đội Pathét Lào để: Tiêu diệt kẻ thù
chung; phá âm mưu chia rẽ và xâm lược của giặc... Tất cả chúng ta phải
phát huy đến cao độ tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế chủ
nghĩa. Anh dũng chiến đấu, tiêu diệt thực nhiều sinh lực địch... Dưới ngọn cờ
của chủ nghĩa quốc tế chân chính, chúng ta nhất định chiến thắng trong
chiến dịch này” .
2
Ngày 10/4/1953, Đại đoàn 308, 312, 316 và Đại đoàn 304, từ hai hướng
cùng tiến quân vào nước bạn Lào. Khi địch phát hiện các đơn vị chủ lực của
ta từ nhiều ngả tiến về Sầm Nưa, trưa ngày 12/4/1953, tướng Salan ra lệnh
rút toàn bộ lực lượng khỏi Sầm Nưa, bộ đội ta chuyển sang truy kích. Để
truy kích đạt hiệu quả, ngày 13/4/1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện gửi
các đơn vị có nhiệm vụ truy kích tiêu diệt địch, nêu rõ: “Địch đã bỏ chạy Sầm
Nưa. Sầm Nưa đã giải phóng. Nhưng muốn giúp đỡ nhân dân nước bạn củng
cố căn cứ địa đó, thì chúng ta phải tiêu diệt cho kỳ được sinh lực của địch...
Tiêu diệt được bọn địch rút lui này, chúng ta sẽ thắng một trận vận động
lớn, và thắng lợi đó sẽ vang dội khắp chiến trường Việt - Lào và sẽ củng cố
được vùng Sầm Nưa giải phóng thành một căn cứ địa kháng chiến của nước
bạn (Lào) liền với vùng tự do của ta (Việt Nam). Lúc này, chúng ta càng phải
_______________
1. Tham gia Chiến dịch Thượng Lào còn có đồng chí Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng;
Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Chính trị và đồng chí Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm Cung cấp.
Do tầm quan trọng của chiến dịch đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của hai dân tộc, Trung
ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Khang - Ủy viên Trung ương Đảng đặc trách công tác về Lào
cùng đi với Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Về phía Lào có đồng chí Cay Xỏn Phômvihản - Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng; Hoàng thân Xuphannuvông - Thủ tướng Chính phủ kháng chiến, Xinh Ca Pô -
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Thao Ma - Bí thư tỉnh Sầm Nưa.
2. Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư
lệnh, tập 5, tr. 82-83, Thư viện Quân đội, số ký hiệu K335/21.532.
465