Page 538 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 538
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Chiều 22/12/1944, Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng
quân đã được tiến hành trang nghiêm, ghi dấu sự thành lập của đội quân
chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau ngày thành lập,
theo kế hoạch đã vạch ra và cũng là theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh,
Đội đã ra quân và giành thắng lợi ngay hai trận đầu - trận Phai Khắt
(25/12/1944) và trận Nà Ngần (26/12/1944) - mở ra truyền thống đánh thắng
trận đầu vẻ vang của quân đội ta.
Như vậy, hẳn sẽ có những câu hỏi: vốn kiến thức quân sự của Võ Nguyên
Giáp thế nào, khi ông chưa được đào tạo qua trường lớp bài bản nào về quân
sự đã được Hồ Chí Minh lựa chọn trao sứ mệnh cho “bước khởi đầu binh
nghiệp”? Câu hỏi này còn được hỏi cả về sau này, khi Võ Nguyên Giáp được
phong Đại tướng và cả khi Đại tướng đã “thành danh” với nhiều “chiến công”
vang dội cả thế giới khi đương đầu với những tướng lĩnh sừng sỏ (7 tướng
Pháp, 3 tướng Mỹ), được đào tạo tại các học viện quân sự lừng danh, thậm
chí có cả những viên tướng dày dạn qua Chiến tranh thế giới thứ hai. Có thể
khẳng định Võ Nguyên Giáp đã tự nghiên cứu, tự học, tự trang bị cho mình
những kiến thức quân sự.
Xuất thân là một thầy giáo lịch sử, với tư chất thông minh, tự nghiên
cứu, ông đã am hiểu về truyền thống quân sự từ cách thức tổ chức lực lượng
đến nghệ thuật quân sự của các bậc tiền nhân với những chiến công oanh
liệt trước những đế quốc tầm cỡ thế giới... Khoảng tháng 6/1940, lúc được
Đảng cử sang Trung Quốc, chuẩn bị đi học ở Diên An cùng với Lâm Bá Kiệt
(tức đồng chí Phạm Văn Đồng), Võ Nguyên Giáp (lúc đó bí danh là Dương
Hoài Nam) đã gặp Nguyễn Ái Quốc lúc này đang ở trong Bát Lộ quân, và
được Người căn dặn: “Chú Giáp sẽ đi Diên An học Trường Đảng. Nhiệm vụ
là học cả quân sự” . Thời gian chờ nhập học, Võ Nguyên Giáp sống cùng các
1
chiến sĩ Hồng quân trong Bát Lộ quân, và “say mê sách, làm công tác tuyên
truyền và đi thăm nhiều đơn vị của Hồng quân Trung Hoa”, “chăm chỉ
nghiên cứu các vấn đề chiến thuật, chiến lược, các vấn đề trang bị, huấn
luyện, tuyển quân”. “Võ Nguyên Giáp đã tự đào tạo về chiến lược, chiến
thuật qua nghiên cứu một đội quân cũng chỉ được trang bị yếu kém, thiết bị
_______________
1. Cecil B. Curry: Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam: Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, Sđd, tr. 75.
536