Page 539 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 539

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  lạc hậu và chỉ huy là những người không tên tuổi”. Võ Nguyên Giáp đã lĩnh
                  hội được nhiều điều về Mao Trạch Đông và đội quân cách mạng. Ông bị “thôi

                  miên” trước các tác phẩm quân sự của Mao Trạch  Đông như:  Các vấn  đề
                  chiến lược của chiến tranh chống Nhật xuất bản năm 1938, Cuộc đấu tranh
                  ở tỉnh Cương Sơn xuất bản năm 1928 và Chiến tranh du kích xuất bản năm

                  1937... Với tài năng thiên bẩm của một nhà quân sự, Võ Nguyên Giáp đã
                  nhận thấy “cần phải học hỏi từ cuộc cách mạng vô sản ở Trung Quốc để áp
                  dụng những bài học đó trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam”. Võ Nguyên Giáp
                  “đã thấy được hai điểm của chiến tranh nhân dân phải được bổ sung bằng

                  những quan sát và cảm nhận của riêng mình, và sáng tạo ra hình thức mới
                  chiến tranh du kích nông dân” .
                                                    1
                      Tháng 10/1940, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay  đổi,

                  Nguyễn Ái Quốc gặp Phạm Văn  Đồng và Võ Nguyên Giáp  ở Quế Lâm  để
                  trao đổi về công việc sắp tới. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc “đã nghĩ đến việc
                  Võ Nguyên Giáp sẽ lo về quân sự vì ông biết người thầy giáo dạy sử này có
                  những kiến thức vững vàng về mặt lý thuyết nhưng phải có công tác thực tế

                  trong nghệ thuật chiến tranh” . Và Người giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm
                                                    2
                  vụ tập hợp mở lớp huấn luyện quân sự cho những thanh niên từ Cao Bằng
                  đang chạy trốn các cuộc vây ráp từ trong nước sang Trung Quốc, để rồi sẽ

                  tung họ trở về nước hoạt  động gây cơ sở cách mạng  ở vùng biên giới Cao
                  Bằng. Nhận nhiệm vụ, Võ Nguyên Giáp về Tĩnh Tây, bắt liên lạc và vận
                  động  được khoảng 40 thanh niên tập hợp trong một lớp do  đích thân ông
                  huấn luyện đặt tại làng Ca Ma nằm gần biên giới, phía bắc Cao Bằng. Với
                  quan điểm “dạy cho nông dân miền núi biết kết hợp hoạt động quân sự với

                  hoạt động chính trị - một nguyên tắc vẫn thường xuyên được áp dụng trong
                  lịch sử Việt Nam - là một bước cần thiết để tạo ra quân đội vững chắc”, Võ
                  Nguyên Giáp đề ra nội dung và phương pháp luyện tập đánh du kích theo

                  từng đơn vị nhỏ. “Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ chương trình huấn luyện
                  của Võ Nguyên Giáp”, “Người chú ý rất nhiều đến nội dung chính trị cũng
                  như yêu cầu bài giảng phải cô đọng, sáng sủa, rõ ràng và dễ hiểu”. Lớp học
                  kết thúc tốt đẹp, các thanh niên lại được cử về trong nước hoạt động với sứ

                  _______________

                      1, 2. Cecil B.  Curry:  Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam:  Đại tướng
                  Võ Nguyên Giáp, Sđd, tr. 76, 76.

                                                                                                   537
   534   535   536   537   538   539   540   541   542   543   544