Page 55 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 55

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình
                  thành các tổ chức chính trị - quân sự trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

                  Với nhãn quan khoa học và tư duy chính trị nhạy bén, sắc sảo, ngay từ ngày
                  đầu thành lập cho đến những bước phát triển, lớn mạnh của quân đội sau
                  này, Đại tướng đều khẳng định sự cần thiết phải có đội ngũ cán bộ ưu tú, cơ

                  quan, tổ chức và thiết chế phù hợp, đủ mạnh để tham mưu, chỉ đạo, hướng
                  dẫn, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, tiến hành công tác
                  đảng, công tác chính trị và tác chiến hiệu quả.
                      Cùng với đồng chí Cục trưởng Chính trị Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng

                  (1947-1949) và các  đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính  trị: Nguyễn Chí
                  Thanh (1950-1961), Song Hào (1961-1976)... Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng
                  bước  định hình và chỉ  đạo xây dựng hệ thống tổ chức hoạt  động chính trị,

                  quân sự của quân đội. Từ Bộ Chính trị (cơ quan chính trị của Ủy ban quân sự
                  Bắc Kỳ), đến “kiến lập công tác chính trị trong quân đội”, rồi “chỉ định các
                  chính trị ủy viên - người đại diện của Đảng chỉ huy bộ đội và dân quân trong
                  các đơn vị Việt Nam Giải phóng quân (tháng 5 đến tháng 9/1945) hay ở mỗi

                  chiến khu”; sau đó là những Ủy ban Chính trị, Ủy ban Đảng vụ giúp việc cho
                  Trung ương Quân ủy thành lập tháng 1/1946 đều in đậm dấu ấn Đại tướng
                  Võ Nguyên Giáp trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh

                  về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu
                  của quân đội ta.
                       “Kể từ đó, hệ thống tổ chức đảng trong quân đội được hình thành ở các
                  cấp, xuống tận đơn vị cơ sở là chi bộ” . Từ Sắc lệnh số 34, ngày 25/3/1946 lần
                                                           1
                  đầu tiên quy định cụ thể về nhiệm vụ của Chính trị Cục Bộ Quốc phòng, đến

                  Sắc lệnh số 47 quy định về “Tổ chức Bộ Tổng chỉ huy quân đội và dân quân
                  quốc gia”, Sắc lệnh số 60 về “Tổ chức Quân sự ủy viên hội”, Sắc lệnh số 71
                  quy định “Vệ quốc quân chính thức trở thành Quân đội quốc gia của nước

                  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành (5/1946) ,
                                                                                                      2
                  đều có sự tham mưu,  đề xuất và trực tiếp triển khai thực hiện của  Đại
                  tướng. Nhờ đó, hệ thống tổ chức, cơ quan chính trị - quân sự các cấp đã hoạt
                  động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, góp phần đào luyện nên đội ngũ cán bộ

                  _______________

                      1, 2. Tổng cục Chính trị: Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân
                  Việt Nam (1944-2000), Sđd, tr. 119, 120-122.

                                                                                                    53
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60