Page 59 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 59

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  gần gũi, thân thiết với bà con xóm làng, với cấp ủy, chính quyền địa phương,
                  mong mỏi Quảng Bình  vượt qua khó khăn, sớm khắc phục hậu quả chiến

                  tranh, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh; nhân dân có cuộc sống hòa bình,
                  ấm no, hạnh phúc.
                      Là người chỉ huy cao nhất của quân đội, Đại tướng thấu hiểu nỗi đau

                  thương, mất mát của từng người dân đã trao gửi tính mạng con, em mình
                  cho quân  đội. Vì thế, trong cuộc sống cũng như trên chiến trường,  Đại
                  tướng luôn chỉ đạo các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải chăm lo chu đáo đến từng
                  bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe và sự rèn luyện kiên trì, dẻo dai của bộ đội. Đại

                  tướng luôn gần gũi, thân thiết, bao dung với đồng chí, đồng đội. Chính điều
                  này đã đem đến cho bộ đội sự thoải mái, sẵn sàng vâng lệnh, chiến đấu, hy
                  sinh trên chiến trường bằng sức mạnh và uy tín, bằng tấm lòng và sự tin

                  tưởng mà Đại tướng dành cho.
                      Đại tướng luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ về đạo làm tướng: “Việc binh
                  là việc lớn. Phải xét cho rõ chỗ sống chết, đạo mất còn”. Đại tướng thấu hiểu
                  chiến tranh, trận mạc không phải là điều đơn giản, là việc có thể sửa sai,

                  nhất là khi quyết định tác chiến, không bao giờ được phiêu lưu, mạo hiểm,
                  đánh đổi bằng bất cứ giá nào, nhất là xương máu, tính mạng của bộ đội. Vì
                  vậy, trong những thời khắc quyết định của lịch sử chiến tranh cách mạng, như

                  trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Bác đã giao: “Trao cho chú toàn
                  quyền” và nhắc nhở: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc
                  thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”. Vì lẽ đó, Đại tướng đã cân
                  nhắc thận trọng, kỹ lưỡng các yếu tố thuận lợi, khó khăn, nhiều đêm mất
                  ngủ, “trên trán vị Đại tướng luôn nóng ran, lúc nào cũng đắp một nắm ngải

                  cứu để giảm bớt các cơn đau đầu” . Trong những giờ phút khó khăn nhất,
                                                         1
                  Đại tướng đã ra quyết định đúng đắn về thay đổi phương châm tác chiến,
                  đem lại chiến thắng có ý nghĩa quyết định, giảm tổn thất xương máu của bộ

                  đội và nhân dân trước áp lực phải đập tan một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất
                  Đông Dương và mạnh nhất trong lịch sử quân sự của thực dân Pháp, v.v..
                  Tuy vậy, trong giờ phút khải hoàn của dân tộc, toàn quân hân hoan truyền
                  tin chiến thắng, Đại tướng lại lặng lẽ ra khỏi hầm chỉ huy mà nước mắt tuôn

                  _______________

                      1. Nguyễn Văn Khoan (Chủ biên): Nắm ngải cứu trên đầu Tổng Tư lệnh, Nxb. Từ điển Bách
                  khoa, Hà Nội, 2006, tr. 10.

                                                                                                    57
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64