Page 589 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 589
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp đã chứng minh, dưới sự chỉ đạo
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đội giải phóng quân, những đơn vị du
kích và tự vệ chiến đấu trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã nhanh
chóng được củng cố, phát triển mạnh mẽ. Lực lượng dân quân tự vệ, “từ
khoảng chục vạn người trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã
tăng lên khoảng 1 triệu người đầu năm 1946, có quy mô rộng khắp cả nước,
tạo thành một mạng lưới giăng khắp núi rừng, đồng bằng, đô thị” , làm nòng
1
cốt cho toàn dân thực hiện cuộc chiến tranh du kích chống thực dân Pháp
xâm lược. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai, lực lượng dân quân tự vệ
Nam Bộ đã đứng lên làm nòng cốt cùng toàn dân kiên quyết chiến đấu, ngăn
chặn bước chân xâm lược của quân Pháp. Tiếp đó, nhiều chi đội Nam tiến từ
các tỉnh miền Bắc, miền Trung lên đường vào Nam cùng quân và dân miền
Nam chiến đấu ngăn chặn địch từ Nam ra Bắc. Khi kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, lực lượng dân quân tự vệ và dân quân du kích tiếp tục được tăng
cường, phát triển mạnh mẽ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương, đồng loạt nổ súng tiêu diệt địch, nhờ đó mà nhiều vùng tự
do được giữ vững và trở thành căn cứ du kích, hậu phương vững chắc cho
cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đặc biệt, tại Hà Nội, lực lượng dân quân
tự vệ đã phối hợp chặt chẽ với Vệ quốc quân, với nhiều cách đánh dũng cảm,
sáng tạo, đã kiên quyết ngăn chặn tiến công của quân Pháp suốt hơn 2
tháng, tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ kháng chiến cùng
nhân dân rút lên chiến khu, bảo tồn lực lượng để tiến hành kháng chiến
trường kỳ.
Những năm sau đó, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, phát triển lực lượng,
dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lực lượng dân quân
tự vệ không ngừng lớn mạnh, góp phần đánh bại âm mưu “đánh nhanh,
thắng nhanh” của quân Pháp, buộc chúng phải đánh theo “sự điều khiển”
của ta. Đến hết năm 1950, lực lượng dân quân tự vệ đã phát triển thành một
lực lượng hậu bị hùng hậu, là lực lượng chiến đấu phối hợp đắc lực và nguồn
bổ sung chủ yếu để xây dựng những đại đoàn chủ lực, đáp ứng yêu cầu mở
_______________
1. Cục Dân quân tự vệ: Lịch sử 65 năm ngành dân quân tự vệ Việt Nam (1947-2012),
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012, tr. 19.
587