Page 585 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 585

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  phận nhỏ lẻ của giặc” . Đó cũng chính là sự xây dựng lực lượng, tạo lập thế
                                          1
                  trận cho cuộc kháng chiến trường kỳ, yếu tố quan trọng để quân và dân tích

                  lũy tiềm lực kháng chiến, tiến lên giành thế chủ động. Bởi “Chiến tranh du
                  kích là phương thức hữu hiệu để thực hiện “cả nước đánh giặc” trong thời đại
                  mới với điều kiện hết sức khó khăn; đánh du kích chủ yếu là cách đánh của

                  người dân, có súng và không có súng, có khi chỉ dùng giáo mác, gậy gộc; như
                  vậy bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ đều có thể đánh được, tạo nên
                  một hình thái chiến tranh thực sự của toàn dân. Những đơn vị bộ đội nhỏ
                  cũng tham gia đánh du kích, thường ở một mức tiểu tổ, tiểu đội, trung đội, có

                  khi đến đại đội; nguyên tắc tác chiến của chiến tranh du kích ta xuất phát từ
                  những nguyên tắc truyền thống chung: Lấy yếu  đánh mạnh, lấy ít thắng
                  nhiều; một trung đội, một tiểu đội, một tiểu tổ, một người chiến sĩ, một người

                  dân thường cũng lao vào cuộc chiến đấu, dũng cảm và sáng tạo, tìm ra cách
                  đánh địch và thắng địch” . Đây cũng là sự khởi đầu cho sự kết hợp giữa chiến
                                              2
                  tranh du kích và chiến tranh chính quy, như nhà nghiên cứu James A.
                  Warren nhận xét: “Có lẽ những đóng góp quan trọng nhất của Giáp đối với

                  kháng chiến trường kỳ là sự kết hợp linh hoạt của ba lực lượng (dân quân địa
                  phương ở làng xã, bộ đội địa phương và các đơn vị chủ lực tập trung)” ; điều
                                                                                                3
                  mà “Rất ít tướng lĩnh trong lịch sử có thể tích hợp nhiều hình thức chiến

                  tranh khác nhau - nổi dậy du kích, chiến tranh kiểu du kích do các đại đội và
                  tiểu đoàn chính quy độc lập tiến hành, các chiến dịch cơ động, những cuộc bao
                  vây và các cuộc tấn công theo lối chiến tranh quy ước - để thực hiện các mục
                  tiêu chiến lược rộng lớn của họ” . Luôn bám sát thực tiễn để có chỉ đạo kịp thời
                                                    4
                  với những diễn biến trên chiến trường, phát huy thế mạnh của ta, hạn chế

                  khả năng của  đối phương, “Ông Giáp  đã tỏ rõ những  đức tính xuất chúng
                  trong tất cả mọi lĩnh vực lớn nhất của chiến tranh” .
                                                                         5
                  _______________

                      1. Kế hoạch báo cáo và kinh nghiệm của đại đội độc lập, vũ trang tuyên truyền của Cục Dân
                  quân 1948, tài liệu Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr. 34, 35.
                      2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây, Sđd, tr. 225.
                      3, 4. James A. Warren: Giap the General who defeated America in Vietnam (Tướng Giáp -
                  người đánh bại Mỹ ở Việt Nam), Palgrave Macmillan, New York, 2013, p. 8, 244.
                      5. Peter Macdonald: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương, dịch theo bản tiếng
                  Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz, người dịch: Nguyễn Viết Quyền và Nguyễn Đình Cao,
                  Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 376.

                                                                                                   583
   580   581   582   583   584   585   586   587   588   589   590