Page 705 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 705

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  huy động thuyền bè giúp đỡ, cả Trung đoàn Thủ đô đã rút an toàn lên căn

                  cứ. Đặc biệt, trong Hội nghị quân sự lần thứ năm, ngày 27/9/1947, Tổng Chỉ
                  huy Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ nhiệm vụ của quân y trong Thu - Đông là
                  “chuẩn bị việc điều trị thương bệnh binh, lúc cần phải dựa vào dân” .
                                                                                             1
                      Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với cương vị là Bộ trưởng
                  Bộ Quốc phòng, Bí thư Quân  ủy Trung  ương,  Đại tướng Võ Nguyên Giáp
                  cùng với Bộ Chính trị chỉ đạo xây dựng hậu phương tại chỗ phát triển rộng
                  khắp; hậu cần, hậu phương tại chỗ của địa phương, chiến trường đã phối hợp

                  với hậu cần Trung ương hoạt động toàn diện trên tất cả các mặt bảo đảm, từ
                  khai thác tạo nguồn cung cấp vật chất, nuôi dưỡng bộ đội, cứu chữa thương
                  binh, bệnh binh đến sản xuất vũ khí, đạn dược, bảo đảm vận tải quân sự,

                  bảo vệ cơ sở kho tàng... Các địa phương miền Bắc đã thực hiện được việc kết
                  hợp chặt chẽ hậu cần tại chỗ của địa phương với Trung ương một cách rộng
                  rãi, toàn diện, phổ biến  ở tất cả các cấp, các ngành, bảo  đảm cả trong và
                  ngoài quân đội; thực hiện kết hợp tốt trên tất cả các mặt vật chất, sinh hoạt,

                  quân y, kỹ thuật, vận tải. Điển hình “Bộ đội hải quân, bộ đội công binh cùng
                  với ngành vận tải đường biển đã sáng tạo ra những phương tiện tương đối
                  đơn giản mà có hiệu suất cao để rà phá các loại bom mìn, thủy lôi hiện đại

                  của địch” . Do đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp về hậu cần bảo đảm
                            2
                  thực hiện mọi nhiệm vụ trên các chiến trường. Tuy nhiên, Đại tướng cũng
                  chỉ ra những hạn chế là thời gian đầu, một số địa phương ở miền Nam chưa
                  chú ý xây dựng và phát triển hậu phương tại chỗ, nên “khi tình hình biến

                  chuyển phức tạp,  đã gặp nhiều khó khăn, nhất là về mặt bảo  đảm lương
                  thực và một số mặt khác về hậu cần” .
                                                           3
                      Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, nước ta không rộng, địa thế lại dài
                  và hẹp, giao thông vận tải khó khăn, dễ bị thời tiết và hoạt động đánh phá

                  của không quân địch làm gián đoạn, cho nên việc chi viện của hậu phương
                  chiến lược đối với chiến trường, nhất là các chiến trường xa, gặp nhiều khó
                  khăn, trở ngại. Trong điều kiện đó, yêu cầu càng phải ra sức xây dựng hậu


                  _______________

                      1. Tổng cục Hậu cần:  Biên niên sự kiện Lịch sử hậu cần Quân  đội nhân dân Việt Nam
                  (1944-1954), Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội, 1986, tr.117.
                      2, 3. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Sđd,
                  tr. 557, 225.

                                                                                                   703
   700   701   702   703   704   705   706   707   708   709   710