Page 172 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 172

Nằm bên bờ sông Ping - một nhánh của sông Chao
           Phraya, giữa những ngọn núi cao nhất nước, Chiang
           Mai có hệ thống sông, suối phong phú, thung lũng
           màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao
           thương và phòng thủ. Vì vậy, năm 1296, vua Mengrai
           chọn nơi đây làm kinh đô mới của vương quốc Lanna
           thay thế cho kinh đô cũ Chiang Rai sau khi ông liên
           minh với vương quốc Sukhothai và đánh chiếm thành
           công vương quốc Môn Haripunchai (1292). Các nguồn
           tư liệu khảo cổ học cho thấy, dưới thời vua Mengrai,
           Chiang Mai đã có một hệ thống cung điện, đền đài,
           thành  quách  và  hào  sâu  bao  bọc  xung  quanh.  Các
           công trình này tiếp tục được xây dựng và mở rộng
           sau đó gắn với sự hưng thịnh của vương quốc Lanna
           trong khoảng các thế kỷ XIV-XVI. Đỉnh cao của sự
           phát triển đó là thời kỳ trị vì của vua Tilokarat (giữa
           thế kỷ XVI), lãnh thổ của vương quốc Lanna mở rộng
           về phía đông đến tận tỉnh Nan ngày nay, phía nam
           đến Sukhothai và phía bắc đến Mianma ngày nay.
           Giai đoạn hoàng kim này được đánh dấu bằng việc
           xây dựng Chedi Luang cao chót vót, đây là công trình
           kiến trúc cao nhất Chiang Mai tính đến thập niên
           1950. Từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, vương
           quốc Lanna bắt đầu suy yếu nên liên tục bị xâm lược
           và chiếm đóng bởi người Miến Điện và vương quốc
           Ayutthaya. Và cũng trong thời gian này, Chiang Mai
           gần như bị bỏ hoang. Phải đến năm 1774, vua Taksin
           của vương triều Thonburi (Bangkok) mới nhận thức
           được  vị  trí  quan  trọng  của  Chiang  Mai  trong  việc
           ngăn cản sự tấn công của Miến Điện, nên đã đánh
           đuổi quân Miến Điện ra khỏi Chiang Mai và đặt nó


           170
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177